| Hotline: 0983.970.780

Khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

Thứ Sáu 15/07/2022 , 15:08 (GMT+7)

Ngày 15/7/2022, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức Hội nghị Phòng chống thiên tai khu vực miền Nam năm 2022.

Ra mắt 'Câu lạc bộ Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh khu vực ĐBSCL'. Ảnh: Thanh Sơn.

Ra mắt "Câu lạc bộ Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh khu vực ĐBSCL”. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia,  từ nay đến cuối năm, trên khu vực Biển Đông dự báo có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 4-6 cơn.

Đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10, ở mức báo động (BĐ) 1 và trên BĐ1; tại các trạm hạ nguồn ở mức BĐ2-BĐ3, một số trạm trên BĐ3, nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp, ven sông hạ nguồn sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long.

Cũng trong thời gian từ nay đến cuối năm, tại các tỉnh ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 6 đợt triều cường cao, với độ cao tại Vũng Tàu đều ở mức  trên 4,0m. Sóng lớn chủ yếu xuất hiện trong khu vực ảnh hưởng của bão/ATNĐ và do hoạt động của gió mùa Tây Nam.

Với những nhận định về khí tượng, thủy văn, công tác phòng chống thiên tai ở các địa phương, Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố miền Nam xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW, Nghị quyết số 76/NQ-CP, Chỉ thị số 09/CT-TTg và Chỉ thị số 10/CT-TTg, Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị. Trong đó tập trung vào 10 nhiệm vụ trọng tâm:

Hoàn thành việc kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) các cấp; rà soát, hoàn thiện, ban hành bộ quy chế, kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy.

100% đội xung kích ở các xã cần được tổ chức, hoạt động một cách phù hợp với đặc điểm, đặc thù để phát huy hiệu quả trong ứng phó thiên tai ngay từ giờ đầu.

Huy động các nguồn lực nhất là quỹ PCTT để thực hiện lắp đặt thiết bị theo dõi, giám sát, cảnh báo thiên tai thường xuyên xảy ra.

Quản lý, giám sát chặt chẽ tổ chức vận hành các công trình như hồ Dầu Tiếng, cống Cái Lớn - Cái Bé, đập Tha La - Trà Sư… nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động do thiên tai, đồng thời nâng cao hiệu quả, đảm bảo nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, chuyển đổi số, hiện đại hóa công cụ hỗ trợ, số hóa bộ cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai; tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin với các nước thượng nguồn Mê Công để áp dụng các giải pháp phù hợp, tận dụng nguồn nước hiệu quả trong việc sản xuất, giảm lũ và đẩy mặn trong mùa khô.

Thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn bằng nhiều hình thức phù hợp (phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, video, sổ tay, Website, mạng xã hội, tin nhắn và các công cụ truyền thống, bản địa...) cho nhân dân, học sinh, cộng đồng, nhất là phòng, chống đuối nước cho trẻ em Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, cầu, cống, đập ngăn mặn, đê bao chống ngập và kênh trục thủy lợi ở ĐBSCL; xác định các trọng điểm để sẵn sàng ứng phó khi tình huống xảy ra, triển khai các biện pháp chủ động bảo vệ và xử lý ngay từ giờ đầu như đã làm tại Cà Mau.

Tăng cường sử dụng Quỹ hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai.

Tiếp tục triển khai Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh, phong trào thi đua “Chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” gắn xây dựng cộng đồng an toàn với xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích PCTT tại cơ sở để ứng phó với thiên tai ngay từ giờ đầu, trong đó tổ chức tập huấn theo tài liệu Ban Chỉ đạo đã xây dựng và ban hành.

Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thanh Sơn.

Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thanh Sơn.

Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai

Đến giữa tháng 7 mà mới chỉ có 7/19 tỉnh, TP miền Nam hoàn thành việc kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng kế hoạch thực hiện. Đây là một con số không vui. Chính vì vậy, tôi xin đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương kiện toàn, phân công nhiệm vụ trong Ban Chỉ huy và ban hành quy chế mới trong làm việc cũng như hoạt động của Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực.

Cũng tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức lễ ra mắt “Câu lạc bộ Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh khu vực ĐBSCL”.

Câu lạc bộ được thành lập nhằm phát huy được sức mạnh tập thể, tạo môi trường để cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, cách thức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Trung ương và những cơ chế, chính sách về hoạt động phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn; chia sẻ những mô hình điển hình, câu chuyện bổ ích cũng như việc đổi mới trong công tác nâng cao năng lực của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh vùng ĐBSCL và giữa vùng ĐBSCL với các vùng khác trên phạm vi cả nước.

Xem thêm
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên vùng biên cương

Quảng Bình Bà con dân tộc trên vùng miền núi huyện Bố Trạch đã có thêm cái tết ấm áp khi chương trình 'Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản' đến với bà con.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...