| Hotline: 0983.970.780

KHẨN TRƯƠNG TÍNH VIỆC TẠM TRỮ LÚA HÈ THU

Thứ Năm 21/06/2012 , 16:18 (GMT+7)

Tuy chưa vào thời điểm thu hoạch rộ, nhưng việc tiêu thụ lúa HT ở ĐBSCL đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đó là nội dung chính tại hội nghị về tiêu thụ lúa HT do Cục Trồng trọt, Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, cùng với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tổ chức ngày 21/6 tại TP HCM

 

          

            Theo ông Lê Thanh Tùng, chuyên viên Cục Trồng trọt, đến ngày 20/6, ĐBSCL đã xuống giống xong vụ HT trên diện tích 1.640.000 ha. Trong đó, có 200 ngàn ha đã được thu hoạch.

            Ông Cao Văn Hóa, PGĐ Sở NN-PTNT Tiền Giang, cho hay, tỉnh này đã thu hoạch 40 ngàn ha lúa Hè Thu sớm với sản lượng 220 ngàn tấn. Việc tiêu thụ lúa HT ở Tiền Giang đang rất khó khăn. Trong 220 ngàn tấn đã thu hoạch nói trên, vẫn còn 60 ngàn tấn đang tồn đọng trong dân. Giá lúa HT ở Tiền Giang hiện đang ở mức khá thấp. Lúa tươi giống IR 50404 chỉ còn 4.100-4.200 đ/kg. Với mức giá này, nông dân chỉ lãi được rất ít, vì theo Bộ Tài chính, giá thành lúa vụ HT năm nay ở ĐBSCL là 3.993 đ/kg. Trong trà lúa HT ở Tiền Giang sẽ thu hoạch vào tháng 7, tháng 8 tới, có tới 30-40% diện tích là giống lúa phẩm cấp thấp IR 50404. Do đó, tình hình tiêu thụ lúa trong thời gian tới ở tỉnh này sẽ càng căng thẳng hơn.

 Phơi lúa Hè Thu ở ĐBSCL

            Đại diện Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, tỉnh này đã xuống giống 77.000 ha lúa HT, trong đó đã thu hoạch khoảng 10.000 ha. Điều đáng lo ngại là lúa  đã thu hoạch đang gần như không có người mua. Bằng chứng là tại các cơ sở sấy lúa đang chất đầy lúa HT do các hộ nông dân mang tới sấy và gửi luôn ở đó vì chưa bán được. Đại diện các Sở NN-PTNT Cần Thơ, Đồng Tháp … cũng than thở rằng lúa HT đang tồn đọng khá nhiều.

            Trong khi đó, đầu ra xuất khẩu vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan, nhất là với gạo phẩm cấp thấp. Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, vối lượng tồn kho gạo đã lên tới trên 30 triệu tấn, Ấn Độ đang đẩy mạnh bán gạo ra ngoài với giá rất rẻ. Do đó, thị trường gạo cấp thấp chính của Việt Nam là châu Phi, đến thời điểm này, vẫn đang hoàn toàn bị mất vào tay Ấn Độ. Trong những tháng tới, việc tiêu thụ gạo cấp thấp, chắc chắn vẫn ở trong tình trạng bế tắc. Đây là mối lo lớn cho việc tiêu thụ lúa HT ở ĐBSCL, do vẫn có tới 20% diện tích sử dụng giống lúa này. Ông Lê Thanh Tùng nhẩm tính “20% tương đương với 300.000 ha. Nếu nhân với năng suất bình quân là 6 tấn/ha, thì sẽ được sản lượng gần 2 triệu tấn lúa, tương ứng với 1 triệu tấn gạo phẩm cấp thấp. Tháng 7, tháng 8 là thời điểm mưa lũ nhiều, khiến cho lúa vụ HT, nhất là lúa phẩm cấp thấp càng giảm mạnh về chất lượng”.

            Chính vì thế, dù phải tới 15/7 trở đi, ĐBSCL mới bước vào thu hoạch lúa HT chính vụ. Nhưng ngay từ bây giờ, việc giải bài toán tiêu thụ lúa è Thu phải có được sự quan tâm ngay từ các Bộ, ngành. Trong đó, vấn đề tạm trữ lúa đượ coi là giải pháp hàng đầu. Tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến nêu vấn đề nên tạm trữ lúa ở các doanh nghiệp như trong những năm qua hay tạm trữ lúa trong dân. Theo đó, tạm trữ lúa cho nông dân là thay vì hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ lúa, Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất để nông dân yên tâm tồn trữ lúa trong nhà chờ khi giá lúa được cải thiện, hoặc Nhà nước hỗ trợ chi phí để nông dân gửi lúa trong kho của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giải pháp tạm trữ lúa trong dân được coi là không khả thi, vì đại đa số nông dân ĐBSCL không có kho chứa trong nhà. Thói quen bán lúa tươi ngay tại ruộng cho thương lái, cũng hạn chế việc nông dân đem lúa gửi trong kho doanh nghiệp.

            Bởi vậy, các ý kiến tại Hội nghị đều thống nhất việc doanh nghiệp nên tiếp tục thu mua tạm trữ lúa như đã từng làm trong thời gian qua, với số lượng tạm trữ là 1 triệu tấn quy gạo. Tuy nhiên, đây sẽ là gánh nặng không nhỏ cho các doanh nghiệp. Vì theo bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó TGĐ TCty Lương thực Miền Nam, trong đợt tạm trữ lúa vụ Đông Xuân vừa rồi, tất cả các doanh nghiệp đều bị lỗ từ 20-30 USD/tấn gạo. Nguyên nhân là do giá gạo xuất khẩu liên tục suy giảm.

            Dầu vậy, theo ông Phạm Văn Bảy, VFA vẫn sẵng sàng tham gia tạm trữ lúa gạo vụ Hè Thu. Để tránh những thông tin trái chiều trong dư luận như ở các lần tạm trữ trước đây, ông Bảy đề nghị Bộ NN-PTNT cùng các Bộ, ngành liên quan sớm đánh giá tình hình tiêu thụ lúa Hè Thu. Nếu thấy cần thiết phải tạm trữ, Bộ NN-PTNT cùng các Bộ, ngành cần sớm đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ ra quyết định tạm trữ và giao cho VFA thực hiện.

            Còn theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, trước tình hình tiêu thụ lúa HT sẽ rất khó khăn, vụ Thu Đông tới ở ĐBSCL sẽ phải điều chỉnh lại. Theo đó, thay vì sản xuất lúa Thu Đông ở mức tối đa như năm 2011, năm nay, các tỉnh, TP ở ĐBSCL chỉ nên sản xuất lúa Thu Đông trên những diện tích ăn chắc. Đó là những diện tích không bị ảnh hưởng lũ, đạt năng suất, chất lượng tốt.

 

 

Xem thêm
Thủ tướng làm Trưởng ban sắp xếp, tinh giản bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Các mô hình đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn liền với chuỗi giá trị giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Đại học Thủy lợi - Niềm tự hào của các thế hệ sinh viên

Bí thư Yên Bái coi nhà trường là nơi rèn giũa lý tưởng, còn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT xem đây là nguồn tri thức vô giá trong vấn đề thủy lợi, phòng chống thiên tai.