| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa: “Ai” khai tử 4.000 tấn vẹm xanh?

Thứ Sáu 13/02/2009 , 08:00 (GMT+7)

Những ngày này, ai đến thôn Tân Đảo (xã Ninh Ích, huyện Ninh Hoà) đều khó thở bởi mùi thối của hơn 4.000 tấn vẹm xanh sau khi chết...

Vẹm chết được chất thành đê
Những ngày này, ai đến thôn Tân Đảo (xã Ninh Ích, huyện Ninh Hoà) đều khó thở bởi mùi thối của hơn 4.000 tấn vẹm xanh sau khi chết đắp thành đê dọc bờ đầm bốc lên…

Đầm Nha Phu vốn nổi tiếng với nghề nuôi vẹm xanh, cái nghề này đã tạo ra nguồn thu nhập chính cho người dân sống quanh đầm. Hàng năm, toàn tỉnh Khánh Hoà có khoảng 5.000 tấn vẹm xanh thì vùng đầm Nha Phu cung cấp đến 95% sản lượng. Nghề nuôi vẹm xanh rất dễ, không cần đầu tư thức ăn và tuyệt đối sạch bệnh lại giúp thanh lọc nguồn nước, cho thu nhập cao, có nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ giống vật nuôi đơn giản này. Năm 2008, giá vẹm xanh tăng cao lên 15.000 – 17.000 đồng/kg, có thời điểm đến 30.000 đồng/kg, người nuôi vẹm "mở cờ trong bụng".

Nhưng bà con Tân Đảo chưa kịp vui mừng đã gặp ngay “vận đen” đầu năm mới. Nhặt một con vẹm đã bốc mùi thối từ đống vẹm chết hàng trăm tấn đắp đống cạnh bờ đầm, ông Phạm À, thôn Tân Đảo ngậm ngùi: Đầu vụ năm 2008 gia đình tôi đầu tư 30 triệu đồng để nuôi 2.000 trụ vẹm. Theo tính toán, trừ mọi chi phí cuối năm sẽ thu lãi khoảng 50 triệu đồng. Không dám lơ là, những ngày giáp Tết tôi vẫn ra thăm vẹm, cũng thấy một vài con chết nhưng do chưa thấy vẹm bị bệnh chết bao giờ nên cho qua. Vậy mà, đúng vào 30 Tết Kỷ Sửu, toàn bộ số vẹm trên 2.000 trụ “rụng” sạch, không còn một con, mang theo cả cái Tết đáng ra sẽ đầm ấm, vui tươi ra đi.

Có mặt tại thôn Tân Đảo, chúng tôi không khỏi cảm thấy tiếc nuối cho những người nuôi vẹm. Hiện nay, toàn thôn Tân Đảo có hơn 200 hộ dân, thì có tới 50% hộ dân sống chỉ nhờ vào con vẹm. Từ khi con vẹm “bén duyên” cùng người dân nơi đây, nó đã trở thành đối tượng xoá đói giảm nghèo cho họ. Ông Trần Chảng, trưởng thôn Tân Đảo tiếc nuối cho biết, hộ nào nuôi ít nhất cũng đầu tư không dưới 20 triệu đồng, hộ nhiều nhất thì 300-400 triệu. Nhờ con vẹm xanh mà cái thôn nghèo này đã thay da đổi thịt, họ không những thoát nghèo còn vươn lên làm giàu, mua được xe, xây được nhà, con cái đến trường. Giờ thì hết thật rồi, cả thôn còn thiết tha gì nữa.

Theo ghi nhận khu vực vẹm bị chết đầu tiên là ở bãi triều, sau đó chết dần từ vị trí cạn ra sâu. Một số người dân đã dẫn chúng tôi đến nơi họ cho là xuất hiện số vẹm chết đầu tiên và lần lên bờ theo một dòng nước đen ngòm đến ống cống thoát nước thải của Cơ sở nuôi heo thuộc Cty Việt Thắng. Theo quan sát, khu vực mép nước nơi dòng nước thải này chảy ra có một lớp bùn đen dày hơn 1m và xông lên mùi hôi thối nồng nặc. Một số người dân khẳng định, chính cơ sở này đã thải chất thải trực tiếp ra đầm qua hai cống nước thải ngầm đường kính 30cm do Cty chôn thông ra đầm Nha Phu. Và hai cống này chỉ có thể phát hiện ra khi thuỷ triều xuống, vì vậy khi thuỷ triều lên, Cty có xả chất thải ra thì cũng chẳng ai biết.

Không biết rồi “hung thủ” gây cái chết của hàng ngàn tấn vẹm xanh ở đầm Nha Phu bao giờ mới được tìm ra. Nhưng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng ở đầm Nha Phu vốn nổi tiếng là trong, sạch và phong phú nguồn thuỷ hải sản quý đang là một thực tế hiện hữu.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ dưa ngọt giữa những ngày nắng nóng

QUẢNG BÌNH Vụ dưa hấu năm nay nông dân huyện Bố Trạch được mùa, được giá. Mỗi ha dưa cho lãi đến 50 triệu đồng.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm