| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa: Lại bỏ muối theo tôm

Thứ Sáu 25/02/2011 , 09:45 (GMT+7)

Tại tỉnh Khánh Hoà, ở thời điểm này, do muối ế, giá rẻ, một số hộ đã bỏ muối để chuyển sang nuôi tôm.

Gia đình bác Đặng Thanh Quang đang tu sửa lại ruộng sản xuất muối

Muối cũ tồn từ vụ trước của diêm dân ĐBSCL chưa tiêu thụ được thì muối mới lại ùng ùn đổ vào kho. Còn tại tỉnh Khánh Hoà, ở thời điểm này, do muối ế, giá rẻ, một số hộ đã bỏ muối để chuyển sang nuôi tôm.

Càng làm càng lỗ

Đã bước vào mùa khô một thời gian khá dài, thế nhưng trên những đồng muối của diêm dân xã Ninh Diêm, thị xã Ninh Hoà vẫn vắng lặng, thi thoảng mới có người vác cuốc ra đồng tu sửa lại đồng ruộng chuẩn bị cho vụ muối mới. Ông Trương Công Hiến, Chủ nhiệm HTX muối 1/5, xã Ninh Diêm buồn rầu kể: Mọi năm cuối tháng 11 âm lịch, khi mùa mưa kết thúc là chúng tôi bắt tay ngay vào sản xuất muối, nhưng năm nay giá muối rẻ quá nên sau Tết âm lịch chúng tôi mới tiến hành tu sửa lại đồng ruộng để chuẩn bị sản xuất mới. Với diện tích muối 105 ha do HTX muối 1/5 quản lý, thời điểm này mọi năm đã thu hoạch được 500 – 700 tấn muối, nhưng năm nay, nếu thời tiết thuận lợi thì phải sang đầu tháng 3 mới có muối bán.

Hạt muối làm ra bán rẻ mạt, thế nhưng không may cho những người làm muối nơi đây, khi cuối năm 2010, trận lũ kinh hoàng đã tàn phá toàn bộ đồng muối.  Để có đồng ruộng sản xuất, người làm muối phải bỏ ra nguồn kinh phí lớn sửa chữa lại đồng ruộng. Ông Hiến cho biết: HTX chúng tôi có 42 tổ sản xuất muối với 500 công nhân, đến nay mới có 5 tổ sản xuất sửa xong đồng ruộng nhưng kinh phí đã lên tới 150 triệu đồng. Để toàn bộ diện tích muối sản xuất được thì nguồn kinh phí HTX phải bỏ ra từ 300 – 400 triệu đồng. Theo tính toán của ông Hiến, để làm ra 1 tấn muối, mất ít nhất 6 công, với giá nhân công trên thị trường hiện nay 80.000 đồng/công, cùng với tiền dầu bơm nước vào ruộng thì mỗi tấn muối giá thành đã lên tới trên 600 ngàn đồng, trong khi đó giá xăng dầu, giá điện tiếp tục tăng thì giá thành hạt muối thời gian tới càng được đẩy lên cao. Vậy nhưng, giá muối hiện nay tại Ninh Diêm chỉ khoảng 350 đồng/kg. Với giá này thì người sản xuất càng làm càng lỗ. Tuy nhiên lỗ cũng phải làm, bởi nếu không sản xuất thì 500 công nhân HTX sẽ không biết đi đâu về đâu.

Có mặt tại cánh đồng muối dài tít tắp thôn Phú Thọ 3 giữa buổi sáng, vậy nhưng nơi đây chỉ  lác đác một vài người đang sửa sang lại đồng ruộng. Ông Đặng Thanh Quang, xã viên của HTX muối 1/5 cho biết, ông nhận khoán 2,5 ha đất muối.  Mọi năm thời điểm này đã thu được vài chục tấn muối nhưng năm nay còn chưa hoàn tất việc sửa lại đồng ruộng. "Những năm trước giá muối cao, dứt mưa là chúng tôi ra đồng ngay, năm nay giá muối thấp, càng sản xuất càng lỗ nên chúng tôi cứ đợi xem giá có nhích lên không. Tuy nhiên, đợi mãi mà giá muối chẳng tăng, tôi đành phải xuống đồng để làm, lấy công làm lãi" - ông Quang nói.  

Vòng xuống xã Ninh Thuỷ, đi qua những cánh đồng muối, chúng tôi chứng kiến một không khí ảm đạm. Ông Nguyễn Thành Công, Chủ nhiệm HTX muối Ninh Thuỷ kể: Mọi năm giờ này ô tô khắp nơi nhộn nhịp về mua muối, còn năm nay ở xứ đồng này chưa gia đình nào muối có bán. Ngay sau lũ chúng tôi đã đốc thúc xã viên ra đồng sản xuất muối, tuy nhiên vì quá chán nản với giá muối thấp, xã viên chẳng ai buồn đi làm. So với mọi năm,  vụ muối năm nay của HTX bị chậm mất gần 2 tháng.

Chuyển tôm sang muối

Do giá muối quá thấp, làm ra hạt muối mà không có ăn, nên bước vào vụ sản xuất năm nay, nhiều diêm dân tại xã Ninh Diêm đã chuyển sang nuôi tôm. Anh Trần Hữu Hùng, ở thôn Phú Thọ 3 cho hay: Vì muối quá rẻ nên chúng tôi đành phải chuyển ngược sang nuôi tôm. Biết là nuôi tôm phải đầu tư lớn, dịch bệnh nhiều, nhưng được thì còn có ăn chứ làm muối vất vả mà chăng đủ ăn. Trước đây, anh Hùng có 1 ha chuyên làm muối, nhưng năm nay anh đã đắp lại bờ để chuyển sang nuôi tôm. Đến nay tôm đã thả được trên 20 ngày tuổi.  Gần đó, anh Huỳnh Trọng Quân cũng đang đào lại 2ha ruộng muối  để chuyển sang nuôi tôm. Anh Quân cho biết: Khởi nguyên ruộng muối này là đìa tôm, mấy năm trước do con tôm thất bại, giá muối lại cao nên tôi đã đầu tư trên 30 triệu đồng để tu sửa làm muối, nay làm muối không có ăn tôi lại phải đầu tư một nguồn kinh phí lớn để chuyển lại sang nuôi tôm.

Bà Trương Thị Triệu, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Diêm cho biết: Ngoài mấy trăm hecta làm muối của các Cty và HTX, thì diện tích muối của diêm dân trong xã hiện cũng khoảng 50ha. Tuy nhiên do giá muối quá rẻ nên nhiều diêm dân đã chuyển đồng muối sang nuôi tôm. Tuy nhiên, việc diêm dân chuyển từ làm muối sang nuôi tôm cũng rất mạo hiểm bởi ngoài tiền chi phí đào đắp bờ, thì tiền mua con giống, tiền thức ăn cho tôm rất lớn, nếu chẳng may xảy ra dịch bệnh thì người dân càng thêm khốn khó.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm