| Hotline: 0983.970.780

Khánh Ly về nước có gì vui?

Thứ Năm 04/10/2012 , 09:16 (GMT+7)

Cuộc trở về lần này của Khánh Ly sẽ giúp khán giả ngắm nghía một thần tượng xa xôi hay thưởng thức một tài năng quá vãng?

Cục Nghệ thuật Biểu diễn chính thức có văn bản đồng ý cho Cty Đồng Dao tổ chức 4 chương trình ca nhạc tại TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng từ nay đến cuối năm 2012 có sự góp mặt của ca sĩ hải ngoại Khánh Ly.

Với những người yêu ca khúc Trịnh Công Sơn thì tên tuổi Khánh Ly gần như trở thành một huyền thoại. Tuy nhiên, cuộc trở về lần này của Khánh Ly sẽ giúp khán giả ngắm nghía một thần tượng xa xôi hay thưởng thức một tài năng quá vãng?

Mỗi người có một cách nhìn riêng, nhưng đây cũng là dịp để công chúng kiểm chứng sự kết hợp của “cặp đôi hoàn hảo” Trịnh Công Sơn - Khánh Ly!

Chương trình có Khánh Ly chắc chắn bán được vé. Thậm chí giá vé cao ngất ngưởng. Nếu mỗi đêm diễn, Khánh Ly chỉ đòi thù lao dưới 100 triệu thì đơn vị tổ chức sẽ lãi ròng. Có điều, người ta mua vé có phải để nghe Khánh Ly hát không? Chưa hẳn, năm nay Khánh Ly đã 67 tuổi rồi, dẫu cảm xúc thăng hoa đến mức nào thì giá trị thẩm mỹ từng tiết mục vẫn ở bên kia dốc của chính Khánh Ly. Khán giả chiêm ngưỡng Khánh Ly bằng xương bằng thịt và lắng nghe tiếng vọng hồi ức, chứ không phải nghe tiếng ca hiện tại!

Cách đây nửa thế kỷ, cô gái Nguyễn Thị Lệ Mai lần đầu tiên hạnh ngộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại phòng trà Night Club trên thành phố Đà Lạt sương mù. Dạo ấy Trịnh Công Sơn mới là anh giáo rẽ ngang âm nhạc, và nữ sinh Nguyễn Thị Lệ Mai rụt rè đi hát với nghệ danh Khánh Ly. Và thật kỳ diệu, họ đã dắt nhau chinh phục nhiều thế hệ người nghe bằng những ca khúc run rẩy thân phận. Nói chính xác hơn, chính phong trào ca hát học sinh - sinh viên đô thị miền Nam đã chắp cánh cho những ca khúc của Trịnh Công Sơn bay xa cùng giọng hát Khánh Ly.


Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời ở Đà Lạt

Ca sĩ Khánh Ly kể về không gian nhỏ bé giữa Sài Gòn đã hình thành tượng đài song hành Trịnh Công Sơn - Khánh Ly, rằng: “Một đĩa cơm chia hai, một điếu thuốc cùng hút, một ly cafe cùng uống. Chia nhau nằm ngủ trên những tờ báo nhàu nát trải dưới đất. Tình bạn, tình anh em nảy mầm ở đó. Quán Văn, cái tên quán dễ nhớ và dễ thương. Mái bằng lá, và những tấm ván ép hư bể, được ghép lại, chỉ dành làm chỗ pha cafe. Mỗi người tới tuỳ tiện tìm một chỗ ngồi trên cái nền xi măng bỏ trống ngổn ngang gạch vụn và cỏ dại”.

Nếu không có Trịnh Công Sơn thì không thể có Khánh Ly. Và nếu không có Khánh Ly thì ca khúc Trịnh Công Sơn cũng không dễ phổ cập như bây giờ. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói về Khánh Ly rằng: “Một người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau. Khánh Ly hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh, hay nhất”. Còn Khánh Ly thổ lộ về quan hệ với Trịnh Công Sơn: “Hình như chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau nhiều, dù bất cứ một đề tài, một lãnh vực nào. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng”.

Sau nhiều biến cố, Khánh Ly lại có dịp hát nhạc Trịnh trên mảnh đất quê hương. Niềm vui ấy không phải riêng dành cho Khánh Ly. Bởi lẽ, lúc sinh thời Trịnh Công Sơn từng ôm ấp giấc mộng: “Tôi mơ ước một ngày nào đó trên hành tinh này, tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang theo tình yêu và lòng nhân ái!”

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm