| Hotline: 0983.970.780

Khát vọng phục sinh loài voi cổ đại Mammuth tuyệt chủng sắp thành hiện thực?

Thứ Hai 05/06/2017 , 08:57 (GMT+7)

Dường như những gì được đề cập đến trong bộ phim khoa học viễn tưởng Công viên Kỷ Jura sẽ trở thành hiện thực trong đời sống con người.

Trong bộ phim, các nhà khoa học đã nghiên cứu và hồi sinh những loài động vật cổ đại bị tuyệt chủng từ chính DNA của chúng. Một nhóm các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Havard (Mỹ) đang nỗ lực thử nghiệm khôi phục loài voi Mammuth thông qua một công trình di truyền đầy tham vọng.

08-37-31_nh_1
Một con voi Mammuth lông xoăn từ thời tiền sử (Ảnh do Viện Bảo tàng Hoàng gia British Columbia cung cấp)

Voi Mammuth lông xoăn sống trên Trái đất từ 5 triệu năm trước và được cho là đã tuyệt chủng từ cách đây khoảng 5000 năm. Sự tuyệt chủng của voi Mammuth là do tập quán săn bắt của tổ tiên chúng ta và những biến đổi khí hậu cũng như môi trường sống. Nơi sinh sống của loài voi cổ đại này là ở khu vực Bắc Á, Siberia, châu Âu và Bắc Mỹ.

Voi Mammuth là loài kích thước lớn với chiều cao khoảng 3m, trọng lượng 12 tấn và cặp ngà dài tới 3,3m. Chúng còn có tên là voi len do lớp lông xoăn và rất dày, thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt của giá rét.

Phát biểu tại một hội nghị ở Boston trong tuần này, nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu của Harvard, Giáo sư George Church nói: "Mục đích của chúng tôi là tạo ra một phôi voi lai, trong đó có các đặc điểm của voi Mammuth. Chúng tôi tin rằng điều này có thể xảy ra trong vài năm tới ".

Các nhà khoa học đã nghiên cứu DNA của voi Mammuth trong thời gian dài đủ để phân tách thành công các gen của chúng. Sau đó, tạo một bản sao 14 gen và ghép chúng vào mã gen của loài voi hiện đại ngày nay. Loài voi hiện đại nhưng sẽ có các đặc điểm như tai nhỏ, mỡ dưới da, lông xù dài và máu thích nghi lạnh. Đó chính là các gen của voi Mammuth khổng lồ, được nối vào ADN voi hiện đại bằng cách sử dụng công cụ chỉnh sửa gen mạnh mẽ có tên gọi Crispr/Cas9.

Giáo sư George Church cùng nhóm của mình đã phát triển kỹ thuật được coi là cuộc Cách mạng về gen Crispr/Cas9 vào năm 2012. Xuất phát từ một hệ thống phòng vệ vi khuẩn sử dụng để chống lại virus, Crispr/Cas9 cho phép thực hiện thao tác "cắt và dán" các sợi ADN với độ chính xác chưa từng thấy.

Lyuba, một voi Mammuth lông cừu được phát hiện trong vùng đất sét và bùn ở bán đảo Yamal thuộc Siberia

Sự khác biệt trong bộ gen của hai loài voi cổ đại và hiện đại chỉ 0,6 phần trăm (như bộ gen của con người và tinh tinh khác nhau khoảng 1 phần trăm). Thông qua việc xác định và kỹ thuật di truyền, cơ hội để viết lại bộ gen của voi khổng lồ về mặt kỹ thuật có thể được thực hiện.

Các nhà khoa học dự định sẽ chế tạo các tế bào da voi để sản xuất phôi, hoặc nhân bản phôi nhiều lần. Hạt nhân từ các tế bào đã được tái lập trình sẽ được đặt vào các tế bào trứng voi hiện đại. Các quả trứng sau đó sẽ được kích thích nhân tạo để phát triển thành phôi...

Dù là với phương pháp nào, khát vọng của các nhà khoa học là có thể phục sinh một loài voi đã tuyệt chủng. Sâu xa hơn, nếu thành công, đây sẽ là phương pháp khả thi để bảo toàn gen cho những loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.