| Hotline: 0983.970.780

Khi giải Nobel là "thảm họa"

Thứ Năm 18/10/2012 , 09:57 (GMT+7)

Lịch sử giải thưởng Nobel ghi nhận 2 tên tuổi được xướng tên khi họ đã “gần đất xa trời”.

Lịch sử giải thưởng Nobel ghi nhận 2 tên tuổi được xướng tên khi họ đã “gần đất xa trời”. Người đoạt giải Nobel cao tuổi nhất là Giáo sư Leonid Hurwicz, một người Mỹ, thắng giải Nobel Kinh tế vào năm 2007 ở tuổi 90, và một năm sau, ông qua đời.

Cũng vào năm 2007, nhà văn người Anh Doris Lessing thắng giải Nobel Văn học ở tuổi 88.

Cả Leonid và bà Doris đều chua chát khi được xướng tên. Bà Doris còn gọi giải Nobel thực sự là một "thảm họa” vì bà đã chẳng còn tâm trí nào để viết sách.

ĐEM ĐẾN PHIỀN TOÁI

Giáo sư Leonid Hurwicz, sinh năm 1917 ở Nga, sau đó, qua Mỹ định cư, ông là một trong những nhà tiên phong áp dụng lý thuyết trò chơi vào kinh tế thị trường. Leonid Hurwicz là giáo sư danh dự (sau khi về hưu) tại Đại học Minnesota, Mỹ và nhận Huân chương Quốc gia về Khoa học vào năm 1990.

Ở tuổi 90, ông là người cao tuổi nhất nhận được giải Nobel. Tuy nhiên, một năm sau ông đã qua đời và ông cũng chua chát với giải thưởng đến tận cuối đời mới có thể chạm tay vào. Giải thưởng của ông cũng được chia 3, cùng với 2 nhà kinh tế học, cùng đồng hương với ông là Eric Maskin và Roger Myerson.

Lúc còn trẻ, Leonid nổi tiếng thế giới với các công trình nghiên cứu về học thuyết kinh tế. Ông từng được trao giải thưởng quốc gia Mỹ nhờ các công trình nghiên cứu tiên phong về cơ cấu phân phối phi tập trung hóa.

Trên thực tế, giải Nobel Kinh tế năm 2007 bị báo giới nhìn nhận là khó hiểu và luôn bông đùa: “Liệu Leonid có đủ sức lên báo thuyết giáo cho công chúng hiểu được lý thuyết trò chơi trong kinh tế không?”. Và quả thật, một năm sau Leonid qua đời, mỗi khi nhắc đến giải Nobel này, nhiều người không ngần ngại cho rằng “lý thuyết thiếu thực tế”, một số người ái ngại cho Leonid, và không ít người cho rằng “rắc rối”.


Nhà kinh tế học Leonid Hurwicz thắng giải Nobel lúc 90 tuổi

“Rắc rối”, không đơn thuần ám chỉ tính ứng dụng của thuyết trò chơi mà Leonid đưa ra, mà còn khá rắc rối bởi ở cái tuổi “gần đất xa trời”, giải Nobel mà Leonid có được chỉ mang lại toàn điều phiền toái. Người nhà của Leonid cho rằng, ngay sau khi có kết quả, mỗi ngày Leonid nhận không biết bao nhiêu cuộc gọi và những cuộc viếng thăm của các đoàn thể. Không ít nhà báo đến tìm hiểu công trình khoa học của ông, và dĩ nhiên, Leonid cũng chẳng còn hơi sức đâu mà nói.

Giải Nobel của Leonid cũng là đề tài báo chí nhắc đến hàng năm, không ít báo chỉ trích, nhưng cũng không ít báo nhắc đến nó với thông điệp: “Hãy chờ đợi và cống hiến, bạn sẽ nếm vị vinh quanh, dù chỉ một lần”.

"ĐÓ LÀ MỘT THẢM HỌA"

Ở tuổi 87, nữ văn sĩ người Anh Doris Lessing thắng giải Nobel Văn học năm 2007, các tác phẩm nổi tiếng của bà là “The Grass is Singing” hay “The Golden Notebook”, đều được khá đông độc giả yêu mến trên toàn thế giới. Doris được Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định là một “người viết sử thi của sự trải nghiệm phụ nữ, đầy nghi hoặc, nhiệt huyết một cách khôn ngoan, chín chắn để chinh phục nền văn minh phân hóa đến mức kỹ lưỡng”. Bà Doris cũng là người phụ nữ thứ 11 đoạt giải thưởng này.

Doris Lessing sinh tại Kermanshah, Ba Tư vào năm 1919, trong một gia đình có cha mẹ đều là người Anh. Lúc còn trẻ, Doris đã theo học tại một ngôi trường nổi tiếng với lối giáo dục hà khắc. Sau đó không lâu, bà được chuyển sang một trường trung học dành cho nữ sinh cũng thuộc vùng Salisbury. Tuy nhiên, nhà văn tương lai này sớm rời bỏ ngôi trường này và theo quan điểm giáo dục “tự mình dạy mình”. Có một thời, người ta ví Doris là cái “máy đọc sách”, bởi bà đọc nhiều và đam mê những tác phẩm của Dickens, Scott, Stevenson, Kipling, D.H. Lawrence, Stendhal, Tolstoy, Dostoievsky... Người nhà có thể tìm thấy những cuốn sách bà đọc ở mọi nơi, sân vườn, trên gác lửng, nhà vệ sinh, nhà kho…


Nữ văn sĩ Doris Lessing gác bút ngay khi nhận giải Nobel

Dù hiện nay, bà Doris vẫn còn sống khỏe mạnh nhưng bà đã chủ động gác bút và gọi giải thưởng bà nhận được là “thảm họa”. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Doris không ngần ngại nói thẳng với các nhà văn trẻ: “Này các bạn trẻ! Đừng có nằm mơ bạn có thể cầm bút được mãi. Hãy chủ động dừng khi các bạn thấy không còn gì để sáng tạo và tất nhiên, đừng viết những thứ các bạn không muốn”.

Ủy ban Nobel, Thụy Điển cũng công nhận, người trẻ nhất đoạt giải Nobel là Lawrence Bragg (1890 - 1971), một nhà khoa học người Anh đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1915, khi mới 25 tuổi.

Từ khi giải thưởng Nobel đầu tiên được công bố vào năm 1901 cho đến nay, đã có 44 phụ nữ, trong đó có Marie Curie thắng 2 lần và 786 người đàn ông đoạt giải.

Doris là người bạo miệng, tuy nhiên, dù rất nhiều phóng viên đặt câu hỏi: “Vì sao Doris cho rằng giải Nobel của bà là thảm họa?”, Doris chỉ cười mỉm và trả lời rằng: “Tùy bạn đấy! Hãy hiểu thảm họa theo nghĩa tích cực nhất của một con người yêu thích cống hiến”.

Trong các tạp chí về văn học, nhiều tác giả đồn đoán rằng, giải Nobel đến với bà đúng lúc bà quyết định gác bút, vậy hẳn bà đã tự xấu hổ với sức ỳ,  thiếu sự sáng tạo và xem nó là một “thảm họa”; đó là thái độ đầy tự trọng của Doris. Một cây bút khác viết trên e-Literature rằng: “Doris gặp rắc rối với chính những người tôn vinh mình, có thể là những cuộc phỏng vấn hằng ngày đã khiến Doris mất đi chất văn học sẵn có trong con người bà”.

Doris cho biết bà vẫn duy trì một nhu cầu bất biến kể từ khi đoạt giải Nobel Văn học danh giá, đó là trả lời phỏng vấn báo chí và chụp ảnh. “Tất cả những gì tôi muốn làm giờ đây là trả lời phỏng vấn và dành thời gian để chụp ảnh”. Nói về những dự định sáng tác của mình, Doris bộc bạch: “Tôi đã ngừng viết, tôi chẳng còn chút năng lượng nào để sáng tác. Tôi già rồi”.

Tiểu thuyết mới nhất của bà là “Alfred and Emily”, tác phẩm được Doris xem là sáng tác cuối cùng trong sự nghiệp viết lách của mình. (hết)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm