| Hotline: 0983.970.780

Khởi động dự án đan lát cọng lục bình khô ở huyện Tam Nông

Thứ Ba 22/11/2022 , 18:35 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Công ty Cổ phần MCF Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng đã thống nhất triển khai dự án đan đát các sản phẩm từ cọng lục bình khô tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp).

Vừa qua, ông Châu Văn Bo, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tam Nông đã làm việc với Tiến sĩ Dương Văn Ni, Chủ tịch Quỹ Bảo tồn đồng bằng sông Cửu Long và lãnh đạo Công ty Cổ phần MCF Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng về việc triển khai dự án đan đát các sản phẩm từ cọng lục bình khô.

http-file1-dangcongsan-vn-data-0-2019-09-7-19_54-1-600x399

Nghề đan lát các sản phẩm thủ công từ cọng lục bình đã tạo nhiều việc làm cho nông dân ở Đồng Tháp.

Qua bàn bạc, Tiến sĩ Dương Văn Ni và lãnh đạo Công ty Cổ phần MCF Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng đã thống nhất triển khai dự án đan đát các sản phẩm từ cọng lục bình khô thí điểm tại các xã An Long, Phú Cường và Tân Công Sính (huyện Tam Nông). Công ty sẽ đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa các sản phẩm thủ công từ cọng lục bình; cho các Tổ nghề mượn vốn không tính lãi để xây các nhà màn phơi nguyên liệu; mở lớp tập huấn hướng dẫn người lao động học nghề đan đát bằng cọng lục bình khô và cọng lát khô; quy hoạch vùng nguyên liệu vững chắc, cung cấp đủ nguyên, vật liệu... để người lao động có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định...

Sau khi làm ra sản phẩm, sẽ được Công ty thu mua hết. Tiến sĩ Dương Văn Ni đề nghị từ nay đến tháng 06/2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tam Nông cần hỗ trợ tay nghề để có 1.000 lao động thuần thục nghề đan đát nhằm phục vụ mở rộng dự án ra khắp các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.