| Hotline: 0983.970.780

Phát triển làng nghề đan cọng lục bình tại Tam Nông

Thứ Hai 22/08/2022 , 08:08 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Doanh nghiệp mong muốn tổ chức phát triển nghề đan sản phẩm thủ công từ cọng lục bình tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp) lên thành làng nghề, gắn với vùng nguyên liệu ổn định.

Vừa qua, TS Dương Văn Ni, Chủ tịch Quỹ bảo tồn ĐBSCL cùng lãnh đạo 2 doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương và TP Cần Thơ đã đến tỉnh Đồng Tháp thăm tổ nghề đan các sản phẩm từ cọng lục bình khô ở huyện Tam Nông.

Empty

Đoàn công tác thăm tổ nghề đan thủ công từ cọng lục bình khô. Ảnh: Trọng Trung.

Tại tổ hợp tác nghề đan các sản phẩm từ cọng lục bình ấp Tân Lợi, xã Tân Công Sính có 30 thành viên. Mỗi ngày, một thành viên đan được khoảng 10 sản phẩm lục bình trở lên, thu nhập bình quân từ 80.000 - 100.000 đồng. Nghề đan này nhẹ nhàng, chủ yếu ở trong mát. Tuy nhiên, vào mùa mưa gặp khó do thiếu nguyên liệu cọng lục bình khô...

Sau khi tìm hiểu thực tế, đoàn công tác mong muốn sẽ tổ chức phát triển nghề đan sản phẩm thủ công từ cọng lục bình tại huyện Tam Nông lên thành làng nghề, hỗ trợ người lao động học nghề đan an tâm gắn bó với nghề, hỗ trợ vốn ưu đãi, có thể xây hệ thống sấy khô cọng lục bình và phải quy hoạch vùng nguyên liệu vững chắc, cung cấp đủ nguyên, vật liệu... để người lao động có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Sản phẩm sẽ được doanh nghiệp thu mua hết cho bà con…

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nuôi lợn nông hộ có thêm phao nhờ vacxin ASF: Kết quả thực tiễn sẽ thuyết phục nông dân sử dụng vacxin

'Khi người nuôi lợn thấy vacxin AVAC ASF LIVE bảo hộ tốt, bản thân họ sẽ chủ động truyền kinh nghiệm đến những người xung quanh', TS Nguyễn Văn Điệp chia sẻ.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.