| Hotline: 0983.970.780

Khốn khổ vì phân hữu cơ Phú Đức Phát

Thứ Tư 01/06/2011 , 10:51 (GMT+7)

Cả trăm nông dân xã Lộc Nam đang “ngậm trái đắng” khi trót mua phân bón (PB) của Cty Phú Đức Phát...

Nhiều người dân Lộc Nam đang tố cáo PB rởm của Cty Phú Đức Phát với NNVN

“Thấy ông Chủ tịch UBND xã và ông Chủ tịch Hội Nông dân Lộc Nam nhiệt tình đến từng hội viên trong xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng vận động bà con mua “phân bón hữu cơ vi sinh” trả trước một nửa của Cty TNHH Phú Đức Phát (112 đường 10, KP 3 Tam Bình, Thủ Đức, TP.HCM) ai cũng “cả nể lãnh đạo” mà mua vài tấn. Nào ngờ, khi mở bao phân ra mới tá hoả bởi phân đen sì, bón xuống chẳng thấy cây có biểu hiện gì” – nông dân Lộc Nam bức xúc nói.

>> Bát nháo thị trường phân bón

Cả trăm nông dân xã Lộc Nam đang “ngậm trái đắng” khi trót mua phân bón (PB) của Cty Phú Đức Phát bởi bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua phân nhưng không thấy hiệu quả. Ngày 3/5, chúng tôi tìm về xã Lộc Nam, nơi có diện tích chè và cà phê lớn nhất của huyện Bảo Lâm, gặp nông dân nào cũng nghe than thở vì lỡ “ôm” phải PB Phú Đức Phát giờ muốn bỏ ra mà không được.

Nông dân Trần Văn Dũng ngụ thôn 3 nói như mếu: "Khoảng tháng 7/2010, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Lộc Nam và ông Trịnh Bá Bài, Chủ tịch Hội Nông dân xã giới thiệu sản phẩm PB hữu cơ vi sinh Phú Đức Phát. Vì “nể nang” các  ông Chủ tịch nên tôi đã mua 3 tấn (3,3 triệu/tấn) hết gần 10 triệu để bón cho 2ha cà phê (trả trước 50%, số còn lại sau khi thu hoạch cà phê trả nốt). Ngỡ là cán bộ đi tuyên truyền có lẽ PB chất lượng sẽ tốt, nên bà con ở đây ai cũng yên tâm ký vào danh sách mua PB trả chậm của Cty Phú Đức Phát (do Hội Nông dân Lộc Nam lập) mà không một chút băn khoăn. Nào ngờ, khi mở bao phân ra tôi mới tá hoả vì phân kiểu gì mà đen thui như nước sông Thị Nghè ở Sài Gòn!".

 Ông Dũng kể tội tiếp: "Tôi nghĩ mình đã mua rồi, giờ không bón thì biết làm gì nên đành đem đi rải cho vườn cà phê đã 4 năm tuổi. Sau vài tháng bón phân, tôi thấy PB của PĐP không tan mà cứ đen sì ở gốc, cà phê thì không thấy có biểu hiện gì xanh tốt hơn nên tôi thông báo cho UBND xã biết. Điều đáng nói, với nông dân chúng tôi cả chục triệu đồng đâu phải là ít. Vừa rồi, nhiều gia đình cũng trở lên nháo nhào, lục đục do PB của Phú Đức Phát”.

Tương tự, ông Hà Đức Mười ở thôn 1 buồn rầu: “Nhà tôi mua 2 tấn PB của Cty Phú Đức Phát hết 6,6 triệu do cán bộ xã, HND và đại diện Cty Phú Đức Phát đến từng hộ “vận động”. Tuy nhiên, sau khi bón cho vườn cà phê, tôi để ý thấy phân không tan trong đất và cây trồng không có biểu hiện đâm chồi, nảy lộc non như thường thấy ở những loại PB khác sau khi bón. Thấy vậy tôi đi khiếu nại với xã nhưng không thấy ai quan tâm. Nông dân chúng tôi nhiều khi cả năm chỉ thu được hơn chục triệu đồng, nay mất đứt 6,6 triệu thì còn gì để nói”.

Bi đát hơn là trường hợp của ông Trần Văn Mến (ngụ thôn 1, Lộc Nam) mua tới 4,5 tấn phân hồi tháng 4/2010 với giá 3,3 triệu/tấn để bón cho 1,7ha cà phê đang cho thu hoạch. Cũng như những hộ nông dân khác, ông Mến chán nản: “Vì quá tin tưởng vào cán bộ xã, lặn lội xuống từng hộ để vận động mua phân nên tôi mới mua những mong vun bón cho vườn cây được xanh tốt, ra hoa đậu quả nhiều. Nào ngờ khi bón phân xong thì vườn cây vẫn vậy, may mà vườn cà phê không bị chết. Sau này nhiều người khác cho tôi biết cũng gặp tình trạng tương tự nên mới biết tôi mua phải PB...đểu”.

Theo thống kê, chỉ riêng tại xã Lộc Nam đã có hàng trăm hộ dân mua từ vài tạ đến vài tấn PB của Cty Phú Đức Phát chủ yếu để bón cà phê và chè. Cụ thể như: hộ ông Hà Đức Lam (2 tấn), Lý Tấn Quang (5 tạ), Trần Minh Công (5 tạ), Đỗ Quang Thưởng (5 tạ)…Trong số này, “đau” nhất có lẽ là hộ ông Trần Văn Luông, Chi hội Nông dân thôn 6, sau khi mua 2 tấn phân với giá 6,6 triệu đồng khi mở ra thấy toàn là rác hôi thối và đen sì nên liền kêu trả. Tuy nhiên, Cty Phú Đức Phát không đến nhận "sản phẩm” của mình nên ông Luông bỏ mặc, do đó bị công ty này làm đơn khởi kiện ra TAND huyện Bảo Lâm. Ông Luông bức xúc: “PB gì mà đen sì, hôi thối vô cùng, nhìn thì như rác mà bán tới 3,3 triệu/tấn. Khi mở ra là tôi muốn ói vì không chịu nổi mùi từ trong bao bốc ra”.

Trao đổi với NNVN việc nông dân “mua nhầm” PB kém chất lượng lại bị kiện với ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND Lộc Nam thì ông này cho biết “Tôi chưa nghe người dân nói gì”.

Để kiểm chứng thông tin, PV NNVN đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Lộc Nam (Bảo Lâm) thì ông Hoàng không thừa nhận việc mình cùng cán bộ HND xã này đi vận động, “tiếp thị, bán phân” cho Cty Phú Đức Phát. Ngược lại, ông Hoàng còn cho hay: “Sau khi nhận được phản ánh PB giả, kém chất lượng của hàng loạt nông dân mua của Cty Phú Đức Phát tôi liền báo cho công an huyện Bảo Lâm, quản lý thị trường huyện, công an xã và Cty Phú Đức Phát để tiến hành lấy mẫu đem đi giám định vì có dấu hiệu PB giả. Sau đó, toàn bộ vụ việc chúng tôi đã bàn giao cho công an huyện Bảo Lâm thụ lý điều tra giải quyết vụ việc. Đến nay tôi cũng chưa nghe bên cơ quan công an thông báo kết quả ra sao, xử lý thế nào…Tôi khẳng định, tôi không có liên quan gì đến việc “tiếp tay” cho PB của Cty Phú Đức Phát”.

Lý giải việc tại sao ông không đi “vận động” mà nhiều người dân lại tố, ông Chủ tịch UBND xã Lộc Nam điềm nhiên trả lời: Không biết!Những ngày sau đó chúng tôi liên lạc theo số điện thoại mà Cty Phú Đức Phát in trên bao bì tại TP.HCM thì được biết nơi đây chỉ chuyên sản xuất…quạt công nghiệp.

Một số nông dân Lộc Nam cũng cho PV NNVN hay, họ đang bị kiện vì tội không trả tiền mua PB của Cty Phú Đức Phát. Những nông dân này khẳng định: Sỡ dĩ PB của Cty Phú Đức Phát đang bị chúng tôi chất  trong  nhà vì chúng tôi không dám bón, sợ bón xong cà phê chết. Tìm hiểu được biết, trước đó nông dân đã lỡ ký vào danh sách mua PB trả chậm do HND xã Lộc Nam và Cty Phú Đức Phát lập (trả trước ½, sau đó sẽ thanh toán hết vào cuối vụ).

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm