| Hotline: 0983.970.780

Không có chuyện cấp phép kiểm dịch 40 nghìn tấn mật ong trong 6 năm

Thứ Tư 22/10/2014 , 09:27 (GMT+7)

Việc phản ánh của bà Nguyễn Thị Hằng là không có cơ sở và chỉ dựa vào quy định số lượng 200 kg để suy diễn ra.

* Suy diễn không có căn cứ của Hội Nuôi ong Việt Nam

Tại Diễn đàn doanh nghiệp của Bộ NN-PTNT tổ chức vào ngày 15/10/2014, Hội Nuôi ong Việt Nam đã nêu những bức xúc trong việc kiểm dịch mật ong và ong mật, phải cấp giấy phép kiểm dịch cho 40 nghìn tấn mật ong với thời gian 6 năm và mỗi giấy phép chỉ có thời hạn 1 ngày.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh Thú y năm 2004: Động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển với số lượng, khối lượng lớn ra khỏi huyện phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát.

Căn cứ quy định của Pháp lệnh Thú y, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 47/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 quy định cụ thể số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện. Tại quyết định này có quy định khi vận chuyển trên 50 đàn ong mật và trên 200 kg mật ong ra khỏi huyện mới phải kiểm dịch.

Quy định này cũng phù hợp để truy xuất nguồn gốc, phát hiện nguy cơ để có biện pháp xử lý dịch bệnh kịp thời và quy định này đã thông báo cho các nước có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm mật ong từ VN. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho VN xuất khẩu được sản phẩm mật ong sang các nước.

Chính vì vậy, cuối năm 2012 Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu đã cho phép mật ong của VN xuất vào thị trường này, và các nước khác cũng nhập khẩu mật ong từ VN tăng lên. Kết quả năm 2013, VN đã xuất trên 40 nghìn tấn mật ong sang các nước (gấp đôi so với năm 2012) và 9 tháng đầu năm 2014 đã XK được trên 40 nghìn tấn mật ong sang châu Âu và các nước khác.

Ngay sau khi có thông tin từ Hội Nuôi ong Việt Nam nêu tại hội nghị, ngày 16/10 Cục Thú y đã gửi công văn cho Hội Nuôi ong VN đề nghị cung cấp thông tin cụ thể xem tỉnh nào, trạm kiểm dịch động vật nào cấp phép vận chuyển mật ong chỉ có một ngày, gây phiền hà cho DN để xem xét, phối hợp xử lý theo quy định? Tuy nhiên cho đến nay Cục Thú y vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi. Cũng trong ngày 16/10, Cục Thú y đã gửi công văn cho 63 tỉnh, thành đề nghị báo cáo cụ thể về số lượng đàn ong, mật ong đã thực hiện kiểm dịch vận chuyển trong năm 2014.

Theo báo cáo của các Chi cục Thú y: Đối với việc kiểm dịch vận chuyển ong mật: Trong năm 2014 chỉ có khoảng 12 tỉnh nuôi ong trọng điểm ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ong mật từ tỉnh này sang tỉnh khác, với số lượng hơn 400 nghìn đàn ong trên tổng số gần 3 triệu đàn và mỗi lần vận chuyển khoảng 300 đàn ong/lần. Như vậy cơ quan thú y địa phương chỉ cấp khoảng 130 giấy chứng nhận kiểm dịch để vận chuyển ong mật từ tỉnh này sang tỉnh khác; 

Đối với việc kiểm dịch vận chuyển mật ong: Duy nhất chỉ có 2 tỉnh (Đăk Lăk và Gia Lai) thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển mật ong với số lượng hơn 6 nghìn tấn mật ong từ đầu năm đến nay, đồng thời chỉ cấp khoảng 600 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển mật ong từ các tỉnh này đến các nhà máy chế biến mật ong ở tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai… để chế biến XK (bình quân khoảng 10 tấn mật ong/lô hàng và chỉ cấp 1 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển); không phải là cấp giấy phép vận chuyển và chỉ cấp có 200 kg/giấy chứng nhận kiểm dịch, với thời hạn 1 ngày như phát biểu của bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam nêu tại hội nghị. Còn đối với các tỉnh khác không thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển mật ong, vì các DN cũng không khai báo đăng ký kiểm dịch với các cơ quan thú y địa phương.

Như vậy, việc phản ánh của bà Nguyễn Thị Hằng là không có cơ sở và chỉ dựa vào quy định số lượng 200 kg để suy diễn ra hàng trăm nghìn giấy chứng nhận kiểm dịch phải cấp và thời gian cấp giấy chứng nhận kiểm dịch phải mất tới 6 năm, trong khi đó từ đầu năm đến nay đã XK sang các nước được trên 40 nghìn tấn mật ong.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa 'vàng' chưa đủ hạ nhiệt

Bình Phước Cơn mưa đổ xuống một số nơi trên địa bàn tỉnh Bình Phước mới đây tuy không lâu, lượng mưa không cao, nhưng cũng phần nào giải nhiệt, và 'giải khát' cho cây trồng.