| Hotline: 0983.970.780

Không nhất thiết chạy theo sản lượng

Thứ Năm 06/05/2010 , 10:21 (GMT+7)

Chạy đua về lượng thì giá giảm, trong khi chi phí sản xuất phải tăng lên, lợi nhuận người sản xuất vẫn thấp. Sản xuất lúa có bài toán nào hiệu quả hơn?

Chạy đua về lượng thì giá giảm, trong khi chi phí sản xuất phải tăng lên, lợi nhuận người sản xuất vẫn thấp. Sản xuất lúa có bài toán nào hiệu quả hơn?

>> Điểm sản xuất lúa tối ưu nằm đâu?

KHÔNG ĐUA VỀ LƯỢNG

TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng: Hiện nay, nông dân ta đang sản xuất (SX) hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ SX ra sản phẩm nào cũng đều dựa trên hiệu quả kinh tế để cải thiện đời sống cho bản thân, làm giàu gia đình. Do đó, ngoài vấn đề đảm bảo lương thực ăn, phần lúa dư còn gọi lúa hàng hoá thì cần chất lượng tốt để tăng giá trị và nhất thiết là giảm giá thành để cuối cùng đạt lợi nhuận cao.

Xét cho cùng, nông dân cả nước đầu tắt mặt tối để dư gạo xuất khẩu 6 triệu tấn, tổng doanh thu (chứ không phải lãi thuần) chỉ tròm trèm vài tỷ USD, không đáng vào đâu so với ngành du lịch của một vài nước nhỏ quanh ta. Nếu ta cứ chạy theo số lượng, đến mùa thu hoạch rộ, không có kho tàng đúng chuẩn để tồn trữ, nông dân dễ bị ép giá, nếu tiếc chưa bán ngay, để lâu lúa gạo sẽ nhanh bị hư hỏng, giảm phẩm chất. Nước ngoài biết ta cần vội bán để giảm tải cho nông dân, họ cũng ép giá.

Muốn có sản lượng nhiều, nông dân bố trí tăng vụ liên tục gây áp lực lớn về dịch bệnh, sâu hại, bóc lột đất đai làm độ màu mỡ ngày càng giảm đi, môi trường ngày càng tệ hại hơn...; SX tăng lượng nhưng đồng thời chi phí SX tăng cao, giá bán rẻ nên lợi nhuận không tăng. Sở dĩ VN SX gạo chất lượng thấp cũng vì phương thức SX lúa gạo của ta. Trước tiên là cách tiếp cận của các DN kinh doanh lúa gạo, họ chỉ kinh doanh gạo trắng: thương lái mua lúa của nông dân các loại đổ chung, xay ra gạo lức, bán cho các DN XK, các DN này đem đánh bóng, trộn tấm theo đúng tỷ lệ (5%, 15%, 25%...) sau đó đóng bao XK, trong 1 bao trộn không biết bao nhiêu giống, không tạo được thương hiệu.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh – Trường ĐH Cần Thơ cho rằng việc thường xuyên ứ đọng lúa gạo một phần do khâu dự trữ, thu mua. Nhưng một năm làm ba vụ làm sao nông dân có khả năng trữ được. ĐBSCL là vùng nông nghiệp trù phú: lúa, trái cây, cá-tôm…, là nơi giữ ANLT không chỉ cho Việt Nam mà cả thế giới, vậy thì càng phải sản xuất bền vững, không chạy theo số lượng. Vấn đề của chúng ta là cần kiến thiết lại đồng ruộng, nâng cao kỹ thuật canh tác, qui hoạch đất nào cây ấy, không bỏ sót; khuyến khích nông dân tổ chức sản xuất theo kiểu cộng đồng cùng làm trên cả một cánh đồng. Như mô hình trồng hoa trên bờ ruộng, không xịt thuốc sâu lúa vẫn trúng mùa. Hoặc cách lập vườn cây ăn trái đan xen, trồng rau, hoa, khai thác hết diện tích mặt ruộng, lấy lợi ích về mặt sinh thái, chứ không chỉ chăm chăm làm lúa 3 vụ hiệu quả không nhiều. Đó là những ví dụ nông nghiệp sinh thái ta cần hướng tới.

TS Nguyễn Ngọc Đệ - Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ) cũng bày tỏ quan điểm không chạy theo sản lượng mà nên đi sâu khai thác khía cạnh giảm giá thành, tăng chất lượng để tăng giá trị sản phẩm và từ đó, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa. Còn vấn đề ANLT, tại sao nông dân VN lại phải chịu trách nhiệm bảo đảm ANLT cho thế giới? Có nhiều cách để bảo đảm ANLT thế giới mà không cần nông dân VN phải hy sinh gánh vác như vậy. Ví như, với các nước đang thiếu đói, chuyên gia VN và nông dân VN với kinh nghiệm và hiểu biết của mình có thể tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho họ.   

GIẢI PHÁP BỀN VỮNG

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng: Trên thế giới ngày nay, lúa gạo được coi là một mặt hàng chính trị hơn là mặt hàng kinh tế, tỷ trọng lúa gạo buôn bán trên thị trường rất nhỏ so với tổng sản lượng sản xuất ra hàng năm, giá cả trên thị trường quốc tế thường xuyên lệ thuộc vào chính sách an ninh lương thực của từng quốc gia, ít nơi người sản xuất lúa gạo trở nên giàu có… Do vậy, nếu đặt mục tiêu sản xuất lúa với mục đích an ninh lương thực quốc gia, nhà nước cần có chính sách thích hợp cho người trồng lúa, làm cho nghề trồng lúa trở nên hấp dẫn hơn, nếu không, như tình hình hiện nay, trồng lúa thường gặp nhiều rủi ro, thu nhập không đủ sống, đến một lúc nào đó có thể dẫn đến nông dân bỏ ruộng hoặc họ chỉ sẽ hướng đến “ANLT gia đình” thì sẽ khó khăn cho ANLT quốc gia.

Mỗi nước có một con đường riêng, tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội. Nông nghiệp nước ta không thể đi theo con đường của Nhật Bản hay Thái Lan. Như Thái lan đất rộng làm lúa 1 vụ, nhưng gần đây một số vùng chuyển sang làm lúa 2 vụ thì lại bị sâu rầy. Ngược lại, ở vùng ĐBSCL không thể chuyển về làm 1 vụ lúa mùa. Chúng ta có vùng làm được lúa 3 vụ nhưng phải làm theo qui trình sản xuất chặt chẽ, tiên tiến. Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp phải tính toán từng mô hình làm thế nào đạt hiệu quả tương đương sản xuất công nghiệp để nông dân giữ đất nông nghiệp. Khi làm việc theo cộng đồng dễ tính tới thực hiện cơ giới hoá theo hướng nông dân tự nguyện sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Chỉ làm 2 vụ, vùng nào thích hợp làm lúa ba vụ thì giữa hai vụ cần có 2-3 tuần để cày ải, phơi đất, cắt đứt mầm sâu bệnh hoặc đan xen trồng màu hay nuôi cá. Chính bài toán hiệu quả sẽ giúp cho nông dân giữ đất. Nhà nước cần hỗ trợ tìm đầu ra cho nông phẩm, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu tìm ra giống mới; tiến tới ứng dụng kỹ thuật giảm sử dụng phân bón, thuốc sâu, làm ra nông phẩm sạch chất lượng tốt và giá thành hạ. Nếu làm được như thế mới hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.

TS Nguyễn Ngọc Đệ - Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL thì nêu giải pháp: Thật khó nói được mô hình nào sẽ là tối ưu. Tuy nhiên, việc quy hoạch sản xuất lúa tập trung theo hướng chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm như ViêtGAP, GlobalGAP tiến tới xây dựng thương hiệu gạo và lựa chọn thị trường trung và cao cấp sẽ là hướng ra. Dựa trên quy hoạch đó, tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết trong nội bộ người sản xuất để tăng quy mô, độ đồng đều và bảo đảm ổn định chất lượng sản phẩm theo định hướng thương hiệu lâu dài. Liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu dưới hình thức “cùng hội, cùng thuyền”, “sống chết cùng nhau”, lợi nhuận và trách nhiệm được chia sẻ hài hòa, thoả đáng trên sản phẩm cuối cùng cho tới người tiêu dùng. Theo đó, các DN chế biến XK lo đầu ra thật tốt, nông dân bảo đảm là chỗ dựa (vùng cung ứng nguyện liệu) ổn định và đáng tin cậy. Có như thế thì mới hy vọng giải quyết những trì trệ ách tắc hiện nay giữa cung cầu và giữa nông dân với DN.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm