| Hotline: 0983.970.780

Những câu chuyện nơi biên giới Cà Lò

Không tắm, trẻ em mặc áo đến hỏng không giặt

Thứ Tư 16/11/2022 , 06:05 (GMT+7)

Người dân Cà Lò đối mặt muôn vàn khó khăn trong cuộc sống, thiếu thốn trăm bề. Không chỉ thiếu đường giao thông, điện chiếu sáng, mà ngay cả nước sinh hoạt cũng không có.

Nước ăn còn thiếu, nói gì đến nước tắm

Nhắc đến Cà Lò, bản vùng biên của xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thì những người đã nghe đến cái tên này đều có chung một suy nghĩ về một bản làng xa xôi, khó khăn, thiếu ăn, thiếu quần áo ấm…, thiếu đủ thứ. Chỉ có những người có công việc mới bỏ cả ngày trời để đi từ thành phố Cao Bằng vào tới bản Cà Lò, mất cả buổi nếu đi từ trung tâm huyện Bảo Lạc,… nói như vậy cũng đủ để thấy việc tới được bản vùng biên này không phải chuyện dễ dàng.

Phần lớn mọi người nhắc đến Cà Lò chỉ qua những câu chuyện truyền tai nhau, chứ đến được nơi đây chỉ có rất ít người. Vì vậy, đối với những người chưa từng ở lại Cà Lò đến ngày thứ 2, thì sẽ không thể hiểu được bà con sống thiếu thốn, cực khổ như thế nào.

4

Bản Cà Lò, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng nằm gần với biên giới Trung Quốc. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bài liên quan

Điều không thể thiếu trong sinh hoạt của con người và vật nuôi nói chung đó là nguồn nước, thì ở Cà Lò cũng không có (kể cả là nguồn nước tự nhiên và nguồn công trình nước sạch). Ở đây mỗi gia đình có một bể chứa nước mưa bằng xi măng được Nhà nước đầu tư từ trước những năm 2018, đây là vật dụng trữ nước duy nhất để dùng làm nước ăn, uống cho người và vật nuôi. Tất cả mọi người đều phải sử dụng nước một cách tiết kiệm, nhưng như thế vẫn là không đủ để có nước dùng quanh năm. Đó cũng chính là lý do dẫn tới việc người dân không có nước để tắm và giặt quần áo, đặc biệt giặt trẻ em.

Mọi người chỉ có thể tắm giặt thoải mái vào mùa mưa (hoặc tắm mưa), chứ các mùa khác thì không dám dùng vì bể chứa chỉ cho phép dùng làm nước ăn. Những gia đình nào dùng nước tiết kiệm, chăn nuôi ít thì được khoảng 10 tháng trong năm có nước ăn uống, còn lại thường thì thiếu nước khoảng 2 - 4 tháng. Khi hết nước ăn thì phải đi khoảng 5 - 6km gánh nước, hoặc đi xe máy để chở để từng can nước về dùng.

25f4658582ce44901ddf

Bản Cà Lò nằm trên vùng núi đá khô cằn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nam thanh niên tên Chảo Lá Ú (sinh năm 1997)là người mới tách hộ được hơn 4 năm nay sau khi lấy vợ. Gia đình Ú thiệt thòi hơn các hộ dân khác vì nhà không có bể chứa nước, do tách hộ sau thời điểm có dự án hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy bình thường Ú phải xin bố mẹ, anh em để có nước ăn hàng ngày. Nhưng từ tháng 10 trở đi, bắt đầu vào mùa khô thì không ai cho nữa, phải đi xa để lấy nước về dùng.

Chảo Lá Ú cũng không nhớ nổi lần gần nhất mình tắm là bao giờ, chỉ nhớ là tắm khi trời có mưa. Vợ con Ú cũng vậy, vì nước để ăn hàng ngày còn không có, thì lấy đâu ra nước để mà tắm, giặt. Mong ước lớn nhất của cả nhà Ú đó là được Nhà nước hỗ trợ làm một cái bể chứa nước giống như những nhà khác trong bản.

Một gia đình trẻ khác cũng sống trong điều kiện tương tự là anh Chảo A Nảy (sinh năm 1997). Nảy tâm sự rằng, là người sinh ra và lớn lên ở Cà Lò, nên chỉ biết chấp nhận cuộc sống như vậy thôi, cũng không nghĩ ra cách gì khác hay chuyển đi nơi khác được. Mong muốn của Nảy là bản làng được Nhà nước quan tâm đầu tư hơn, để người dân bớt đi phần nào khổ cực.

Không còn đói, nhưng cái nghèo vẫn đeo bám cả bản

Hiện nay cả bản Cà Lò có 34 hộ dân, nhưng có 6 hộ không có bể chứa nước, do tách hộ sau năm 2017, tức sau thời điểm có dự án Nhà nước đầu tư. Cơ bản các hộ dân đã không còn thiếu đói như trước, do có ngô dự trữ để ăn quanh năm, ngày lễ tết có thịt lợn, thịt bò ăn do các gia đình tự nuôi. Nhưng việc thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất là khó khăn lớn nhất của người dân. Đó là lý do chính khiến 100% hộ dân ở Cà Lò là hộ nghèo.

Empty

Nhà của Trưởng bản Chảo Vần Sang cũng giống như các hộ dân khác, nước sinh hoạt đều dựa vào cái bể nước bằng xi măng do Nhà nước đầu tư. Ảnh: Toán Nguyễn.

Theo như chia sẻ của Trưởng bản Chảo Vần Sang, các cơ quan chuyên môn của huyện Bảo Lạc và của tỉnh Cao Bằng đến đây nhiều lần để khảo sát làm nước sạch, làm hồ chứa nước nhưng cũng phải bó tay vì nơi đây là vùng núi đá, có độ dốc lớn nên không có nguồn nước chảy ra. Bà con đành phải thích nghi với cuộc sống thiếu sinh hoạt và nước sản xuất.

Không chỉ có thiếu nước sinh hoạt, nguồn nước sản xuất ở Cà Lò cũng là thứ xa xỉ. Tất cả việc sản xuất của bà con đều phụ thuộc vào thời tiết, vào “ông trời” cho mưa thuận gió hòa. Loại cây trồng phù hợp nhất ở đây là cây ngô, có thể chống chịu được khô hạn tốt nhất.

Để trồng được ngô cũng không phải đơn giản ở Cà Lò, do nơi đây có địa hình toàn là núi đá có độ dốc lớn, vì vậy dân bản phải đi tới những lũng đất cách xa bản tới 6 - 7km, nơi có có độ ẩm phù hợp để cây ngô có thể sống được. Các lũng đất này giáp với biên giới Trung Quốc, để đến được đây canh tác và thu hoạch cũng rất gian nan, người dân phải đi bộ băng qua núi rừng.

2c3906c3e68820d67999

Lớp học "2 trình độ" ở bản Cà Lò. Ảnh: Toán Nguyễn.

Giống như người dân bản, phân trường tiểu học và mầm non Cà Lò cũng rơi vào tình trạng thiếu nước như vậy. Tại đây, 3 cô giáo đang làm việc, sinh hoạt hàng ngày cũng chỉ dựa vào 3 téc có dung tích hơn 1m3 đựng nước mưa để dùng cho cả năm. Đó còn là nguồn nước được dùng cho sinh hoạt hàng ngày và nấu ăn cho gần 40 học trò.

Bước vào một lớp học rộng khoảng 15m2 ở phân trường Cà Lò, với 14 học sinh, xộc lên mùi đặc trưng của những cơ thể lâu ngày không tắm rửa, quần áo cáu bẩn không bao giờ giặt của các cháu. Các cô giáo thì quen rồi, nhưng với những người lạ như chúng tôi thì cảm thấy ngạt thở.

Một cô giáo chia sẻ rằng: Bọn em quen rồi, vì biết ở Cà Lò làm gì có nước mà tắm, giặt như ở vùng dưới được. Anh nhìn quần áo của các cháu là thấy, nhiều bé cũng chẳng có nhiều quần áo mà thay. Có cháu ngày nào cũng mặc một cái áo, đến lúc bị rách, bị đứt hết cúc, hỏng không mặc được thì bỏ đi. Thương các cháu, nên chỉ cố gắng dạy các cháu biết chữ, để sau có cuộc sống khá hơn thôi.

18959d577d1cbb42e20d

Quần áo của các cháu học sinh lớp mầm non đổi màu do thiếu nước để giặt giũ. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Triệu Văn Khánh, Chủ tịch UBND xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thông tin: Những xóm, bản ở vùng biên luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng nguồn lực của huyện, của tỉnh có hạn nên chưa đầu tư đồng bộ về hạ tầng được. Về vấn đề thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất ở những bản làng như ở Cà Lò đã được các cơ quan chuyên rất quan tâm nhưng chưa có hướng giải quyết, chỉ có thể khắc phục tạm thời bằng việc hỗ trợ làm các bể chứa nước sinh hoạt cho bà con. Phương án làm hồ treo cũng được tính đến, nhưng không có vị trí thuận lợi để làm, nhưng nếu có đầu tư thì kinh phí rất lớn mà hiệu quả lại không cao, thậm chí gây lãng phí tiền ngân sách.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm