| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông sát cánh nông thôn mới

Thứ Hai 22/09/2014 , 08:15 (GMT+7)

Trong những năm qua, hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương đã sát cánh với nông dân thực hiện nhiều tiêu chí NTM.

Xây dựng NTM từ đồng ruộng

Tại hội nghị “Hoạt động khuyến nông trong xây dựng NTM” được tổ chức tại Thái Bình cuối tuần qua, ông Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định: “Ngay từ những ngày đầu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT để tham gia quy hoạch SX các vùng và một số xã NTM. Nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giúp nông dân cách làm ăn để thoát nghèo”.

Cụ thể, đầu năm 2012, chuyên mục “Nông thôn mới” được mở trên Bản tin “Khuyến nông Việt Nam” và trang website Khuyến nông Việt Nam đã kịp thời cung cấp thông tin chỉ đạo, hướng dẫn về Chương trình xây dựng NTM, tình hình triển khai thực hiện và các kết quả đạt được. Những mô hình SX hiệu quả, điển hình tiên tiến về xây dựng NTM ở các địa phương trong cả nước…

Theo ông Hoàng Văn Hồng, Trưởng phòng Chuyển giao TBKT, Trung tâm KNQG, năm 2014 trung tâm đã triển khai dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm chuyển giao cơ cấu, cây trồng vật nuôi” ở một số xã NTM miền núi các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ.

Dự án được triển khai tại 11 xã điểm xã xây dựng NTM với các mô hình: Thâm canh chè, SX rau an toàn, SX lúa chất lượng cao, SX lạc, chăn nuôi gà thả vườn, mô hình vỗ béo bò, nuôi cá rô phi đơn tính… Những mô hình của Trung tâm KNQG triển khai đã trực tiếp giúp bà con nông dân trong SX, nâng cao thu nhập và thoát nghèo.

Từ năm 2010 - 2014, nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương đã triển khai được 1.522 lớp tập huấn cho gần 46.000 cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và nông dân chủ chốt, trong đó ưu tiên thực hiện với nông dân ở các xã điểm xây dựng NTM.

Cùng với đó, hệ thống khuyến nông địa phương cũng đã tổ chức hàng chục ngàn lớp tập huấn cho hàng triệu nông dân với các chuyên đề phục vụ SX nông nghiệp. Đặc biệt trong 2 năm 2013 - 2014, hàng chục ngàn nông dân được đào tạo, tập huấn và đã thu được các kiến thức kỹ thuật mới, có thêm việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

Ông Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KNQG cho biết: Trong 5 năm qua, khuyến nông cũng đã tổ chức được 176 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho gần 5.300 lao động nông thôn, trong đó có xã điểm NTM như Thụy Hương (Hà Nội), Tân Phước (Bình Phước), Định Hóa (Kiên Giang)…

Có thể nói đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có bước đầu đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng lao động nông thôn, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Đối với tổ chức SX, Trung tâm KNQG trực hiếp hỗ trợ các mô hình hợp tác, liên kết SX, tiêu thụ sản phẩm. Đó là 21 mô hình ở 21 tổ hợp tác SX mây tre đan với 210 thành viên tham gia ở cá tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An…

Không chỉ giúp nông dân tăng hiệu qủa SX, tạo việc làm và tăng thu nhập, khuyến nông còn trực tiếp hướng dẫn, tập huấn để nông dân, chủ cơ sở SX thực hiện được các biện pháp bảo vệ môi trường (xử lý phế thải trong chăn nuôi, xử lý chất thải trong SX của các làng nghề, xử lý phụ phẩm trong trồng trọt…).

Các kiến thức về SX sản phẩm nông nghiệp sạch theo hướng an toàn trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sinh học, giảm sử dụng hóa chất, chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản...

Vai trò ngày càng quan trọng

Ông Tăng Minh Lộc, Chánh văn phòng điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM nhận định: "Trước đây, chúng ta chỉ biết đến cán bộ khuyến nông với vai trò tập huấn, tuyên truyền và xây dựng mô hình SX nông nghiệp là chính. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, ngành khuyến nông đã và đang tham gia tích cực và hiệu quả trong việc thực hiện nhiều tiêu chí NTM như: Quy hoạch và lập đề án NTM; phát triển SX tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; môi trường; hình thức tổ chức SX…".

Ông Tăng Minh Lộc thông báo tin vui, Chính phủ đang nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất để ngành khuyến nông có thể tham gia mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng NTM, ví dụ như hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình, nâng mức phụ cấp cho cán bộ khuyến nông cơ sở.

Thực tế cho thấy, vai trò của khuyến nông đối với sự nghiệp xây dựng NTM là không hề nhỏ, đặc biệt là trong phát triển kinh tế và nâng cao dân trí cho người nông dân.

ThS Nguyễn Như Liên, GĐ Trung tâm Khảo nghiệm KN-KN Thái Bình chia sẻ: "Tại Thái Bình, nhờ đẩy mạnh công tác thông tin khuyến nông thông qua chương trình khoa giáo “Nhịp cầu khuyến nông” (được phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh) đã góp phần vận động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạn chế cấy lúa dài ngày sang cây các giống ngắn ngày năng suất cao, góp phần giảm tỷ lệ lúa dài ngày từ 34,4% đến nay chỉ còn 4,45% trong cơ cấu.

Tuyên truyền mở rộng cây vụ hè, cho thu nhập cao, thời gian chiếm đất ngắn (chỉ trong vòng 40 - 45 ngày đã cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/ha). Đồng thời, Trung tâm Khảo nghiệm KN-KN Thái Bình cũng mở rộng tuyên truyền bà con mở rộng diện tích cây vụ đông, thực hiện tái cơ cấu ngành, phát triển SX nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân".

Ở Nam Định, trong nhiều năm qua, Trung tâm KN-KN đã tăng cường áp dụng các tiến bộ mới vào SX cả trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Từ những mô hình nuôi cá bống bớp vùng nước lợ đã tạo ra vùng nuôi lớn ở các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy… cho thu nhập 300 triệu đồng/ha/năm. Nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm…

Đồng thời, thông qua công tác khuyến nông, đến nay tỉnh Nam Định đã hình thành những vùng SX hàng hóa tập trung như vùng lúa chất lượng cao huyện Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Trực Ninh… Vùng SX cà chua Hải Hậu, Nghĩa Hưng; vùng rau Nam Trực; vùng hoa và cây cảnh ở thành phố Nam Định…

Từ đó đã góp phần tăng thu nhập cho người dân và cải tạo môi trường nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm