| Hotline: 0983.970.780

Truy tìm người làm lộ bí mật thanh tra:

Kiểm toán Nhà nước không nhận thấy có thất thoát!

Thứ Hai 07/03/2016 , 14:05 (GMT+7)

Sau khi xuất hiện nhiều thông tin về những thất thoát, lãng phí tại Dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn, ngay lập tức Kiểm toán Nhà nước đã vào cuộc và có nhận xét...

Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Bắc Kạn đang trong giai đoạn triển khai, sau khi đã sửa chữa, bổ sung lại hồ sơ dự án, mọi công việc đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và không có thất thoát, lãng phí tiền của nhà nước…

Từ những lầm hiểu tai hại

Trở lại sự việc: Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn, được Chủ đầu tư là UBND tỉnh Bắc Kạn ký 4 lần phê duyệt điều chỉnh: Lần 1, tại Quyết định 1047/QĐ-UBND, ngày 18/5/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt với tổng mức đầu tư 1.496 tỷ đồng; phê duyệt điều chỉnh lần 2 còn 1.099 tỷ đồng; phê duyệt lần 3 xuống còn 982 tỷ đồng và tiếp tục phê duyệt điều chỉnh ở lần 4 để phân làm 2 chu kỳ đầu tư. Cuối cùng, tổng số tiền đầu tư tại dự án này chỉ còn 628 triệu đồng.

Mục tiêu của dự án là xây dựng Bệnh viện 500 gường bệnh, với khả năng thu dung đến 800 gường bệnh, đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân trong 4 tỉnh ở khu vực Việt Bắc. Chính vì phê duyệt điều chỉnh theo hướng giảm tổng mức đầu tư, nhiều hạng mục của dự án cũng buộc phải thay đổi theo quy mô cắt giảm, để thu nhỏ tổng mức đầu tư các dự án đầu tư công, theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhằm góp phần kiềm chế lạm phát.

Còn Đoàn thanh tra đã hiểu lầm là, khi tiến hành thu thập toàn bộ hồ sơ của dự án, cứ lấy bộ hồ sơ được phê duyệt lần đầu để bóc tách khối lượng, mà không hề biết chủ đầu tư đã có 4 lần phê duyệt lại theo hướng điều chỉnh thu nhỏ dự án. Khi ra hiện trường, cán bộ thanh tra cứ nhìn vào bản vẽ cũ để so sánh với các hạng mục xây dựng theo phê duyệt mới, thấy hiện trạng không giống với bản vẽ cũ, thế là “xuất toán”!.

Từ cách hiểu sai bản chất vấn đề, lại thiếu chuyên sâu lĩnh vực xây dựng cơ bản nên cứ dùng quyền năng để áp đặt cho đối tượng được thanh tra, quy kết các số liệu không có trong thực tế để bắt tổ chức, cá nhân được thanh tra phải chấp hành. Với cách tính sai, dẫn đến con số phải thu hồi rất lớn, làm rung động trong dư luận xã hội, vì dự án lúc đó đang triển khai, Ban QLDA mới giải ngân được hơn 75 tỷ đồng, nhưng Đoàn thanh tra đã đề nghị “tạm thu và thu hồi đến hơn 58 tỷ đồng chờ xử lý”?. Số liệu nguy cơ thất thoát quá lớn, đã gây cơn sốt đối với tất cả cán bộ đảng viên và nhân dân tỉnh Bắc Kạn.


Khi có tiền, bãi đất hoang này sẽ được xây dựng hồ cảnh quan của Bệnh viện Bắc Kạn

Không hiểu là vô tình hay cố ý, toàn bộ các số liệu của Đoàn Thanh tra chưa được Cấp ủy xem xét, kiểm chứng, chưa được UBND tỉnh công bố cho đối tượng được thanh tra, đã vội vã "tuồn" ra ngoài và ai đó đã tung lên mạng, càng làm cho dự luận tại Bắc Kạn “sốt sình sịch”, còn những người bị chỉ trích cố ý làm sai đã không dám ra ngoài... 

Một cán bộ lãnh đạo của Ban QLDA Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn đã chia sẻ với NNVN rằng: “Tôi còn bị cả người thân chỉ trích, vì chúng nó cứ nghĩ mình làm sai, tham ô tài sản Nhà nước. Gia đình tôi bắt đầu bị rạn nứt từ đó, đau đầu lắm. Mãi đến khi kiểm toán làm lại, Đoàn thanh tra cũng nhận thức được việc họ làm oan sai, tôi mới đỡ đau đầu…”.

Kiểm toán Nhà nước không nhận thấy có thất thoát

Tổ Kiểm toán Nhà nước đã vào cuộc, kiểm toán toàn bộ dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ, đến thủ tục thanh toán và đối chiếu với tất cả khối lượng đã thực hiện.


Biên bản của Kiểm toán nhà nước đối với dự án Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn

Nhưng do là dự án phức tạp, chuyển đổi từ hợp đồng Tổng thầu, sang đấu thầu lại từng hạng mục, dẫn đến xác định khối lượng gặp khó khăn hơn so với các dự án khác. Chính vì thế, tổ Kiểm toán đã kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ từ khi lập dự án và tổ chức đi kiểm tra kỹ lưỡng tại hiện trường, đã có biên bản kết thúc sự việc vào ngày 23/7/2015, chỉ rõ những mặt được và mặt hạn chế, yếu kém của chủ đầu tư:

Việc lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán và đấu thầu: “Công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán được thực hiện cho từng hạng mục, tuân thủ Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định hiện hành. Nội dung thiết kế phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình… Công tác lựa chọn nhà thầu đúng theo quy định của Luật Đấu thầu.”.

Tổ Kiểm toán có nhận xét về quản lý chất lượng công trình: “Ban QLDA đã thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/2/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình, Nghị định 49/2008/NĐ-CP, ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209 và Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 về ban hành quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng: hồ sơ phục vụ công tác nghiệm thu đầy đủ, các loại vật tư, vật liệu, cấu kiện chính đều được kiểm tra và có chứng chỉ chứng nhận chất lượng. Nhật ký thi công, hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu giai đoạn cơ bản đầy đủ và được các bên xác nhận theo quy định.”

Còn việc quản lý chi phí đầu tư: “Công tác quản lý chi phí đầu tư, giá cả tại dự án cơ bản phù hợp với định mức của Nhà nước và tính chất các công việc, Ban QLDA đã quản lý chi phí trên cơ sở quyết định đầu tư, dự toán được duyệt và hợp đồng với các đơn vị thi công, các hạng mục phát sinh đều được thực hiện đúng theo quy định hiện hành…”.


Một số văn bản liên quan đến dự án Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn

Về hiệu quả kinh tế: “Ban QLDA đã có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo tính kinh tế cho dự án như: Quản lý dự toán; tổ chức đấu thầu rộng rãi đảm bảo tính canh tranh trong đấu thầu, qua đấu thầu giá trúng thầu thấp hơn giá gói thầu được duyệt; khối lượng thanh toán phù hợp với hồ sơ thiết kế và hồ sơ nghiệm thu…”.

Tổ Kiểm toán cũng đã chỉ rõ một vài yếu kém của Chủ đầu tư: Cần nhanh giải quyết dứt điểm về thanh toán với nhà thầu EPC; cần giảm trừ trong thanh toán số tiền là 788.464.099 đồng và cần giám sát thật tốt khâu hoàn thiện, để các hạng mục đáp ứng tốt về mặt mỹ thuật…, nhưng không từ nào liên quan đến thất thoát, lãng phí và không có kiến nghị thu hồi bất cứ một đồng tiền nào?

Với hàng loạt những câu hỏi nghi vấn của dư luận về năng lực và trách nhiệm trước công việc được giao của Đoàn thanh tra, đang rất cần được tỉnh Bắc Kạn sớm chỉ đạo làm rõ, để có câu trả lời thỏa đáng.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm