| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp đạt thấp

Thứ Hai 15/07/2019 , 18:04 (GMT+7)

Trồng lúa gặp thời tiết bất lợi, sâu bệnh nhiều, dịch bệnh trên tôm nuôi gia tăng, giá lúa, tôm nguyên liệu giảm, dịch tả heo Châu Phi lây lan nhanh, tàu đánh bắt cá trên biển vi phạm nhiều…

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa giúp giảm giá thành sản xuất lúa

Đó là những khó khăn, tồn tại làm cho tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Theo Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, tổng sản phẩm GRDP của ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 11.227 tỷ đồng. Thông tin trên được nêu tại Hội nghị sơ kết ngành NN-PTNT 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch những tháng cuối năm 2019.

Đến nay, tỉnh đã thu hoạch dứt điểm vụ Mùa và vụ Đông Xuân 2018-2019, đạt 353.169 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 2,3 triệu tấn. Trong đó, diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 89%. Tuy nhiên, diện tích xuống giống không tuân thủ lịch thời vụ còn nhiều, làm gia tăng sâu bệnh, nhất là rầy nâu bộc phát gây hại mạnh, dẫn đến năng suất thu hoạch không đạt kế hoạch.  

Vụ hè thu 2019, gieo sạ 282.621 ha, đến nay đã thu hoạch được hơn 66.000 ha. Nhưng do ảnh hưởng của mưa lớn kèm theo gió giật và lốc xoáy, đã làm hơn 20.000 ha lúa bị đổ ngả, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Giá lúa thấp và khó tiêu thụ đã ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Kiên Giang đang đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để bù đắp sản lượng khai thác bị sụt giảm

Tôm nuôi nước lợ đã thả nuôi được 118.627 ha, sản lượng thu hoạch đạt 38.635 tấn, ngoài ra còn một số đối tượng khác như cá nước ngọt, nuôi lồng bè, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua biển… Qua giám sát, đã ghi nhận có 1.728 ha tôm nuôi bị dịch bệnh.

Tình hình ngư dân sử dụng tàu không kẻ số, chưa đăng ký, đăng kiểm, để khai thác hải sản diễn ra hết sức phức tạp. Vi phạm trong hoạt động khai thác và bảo vệ thủy sản, va chạm trên biển, tranh chấp ngư trường, nhất là vùng biển ven bờ, hoạt động với một số nghề cấm và khai thác sai vùng còn xảy ra. Đặc biệt là tình trạng ngư dân đưa tàu ra nước ngoài khai thác trái phép, bị bắt giữ diễn biến phức tạp và tăng so với cùng kỳ.

Dịch tả heo Châu Phi đã xuất hiện ở nhiều địa bàn trong tỉnh và lây lan nhanh. Đến nay đã có 5.275 con heo bị bệnh phải tiêu hủy, với tổng số tiền hỗ trợ cho người chăn nuôi hơn 12 tỷ đồng.

Những tháng cuối năm, tỉnh Kiên Giang tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, chất lượng. Phấn đấu đạt và vượt kế hoạch đề ra đối với chỉ tiêu sản lượng thu hoạch lúa (4,3 triệu tấn), tôm nuôi (76.000 tấn) và khai thác thủy sản (600.000 tấn) nhằm góp phần đảm bảo tăng trưởng của ngành.

    Tags:
Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm