| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị hỗ trợ lực lượng phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Thứ Hai 13/11/2023 , 20:20 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa có công văn kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ cho lực lượng phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục với mức 150.000 đồng/người/ngày.

Lực lượng thú y tham gia xử lý tiêu hủy động vật rất vất vả do thường phải vận chuyển lợn, trâu, bò rất to, nặng từ các chuồng nuôi. Ảnh: Phương Chi.

Lực lượng thú y tham gia xử lý tiêu hủy động vật rất vất vả do thường phải vận chuyển lợn, trâu, bò rất to, nặng từ các chuồng nuôi. Ảnh: Phương Chi.

Chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trước mắt và lâu dài

Bộ NN-PTNT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương xây dựng và trình ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN-PTNT, khi bệnh dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 2/2019, vì nhiều lý do khác nhau không thể áp dụng cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phục hồi sản xuất (theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/1/2017), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh.

Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2019, 2020. Ở thời điểm hiện tại, các Quyết định này đều đã hết hiệu lực.

Từ đầu năm 2021 đến tháng 10/2023, Bộ NN-PTNT đã có trên 10 văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục cho phép áp dụng cơ chế được quy định năm 2020.

Sau nhiều lần tiếp thu, giải trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/10/2023, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 8108/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, giao Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ, cho đến khi Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Về lâu dài, thực ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, ngày 31/8/2023, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 3687/QĐ-BNN-TY về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật và đang triển khai xây dựng dự thảo để trình Chính phủ ban hành đúng tiến độ. 

Bộ NN-PTNT đang tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định và sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành đúng tiến độ vào quý IV năm 2024. Hiện nay, Bộ đang phấn đấu trình trước thời gian dự kiến.

Kiến nghị mức hỗ trợ 150.000 đồng/người/ngày

Theo Bộ NN-PTNT, khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 và Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020.

Trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, cụ thể mức hỗ trợ không thấp hơn ngày công lao động phổ thông tại địa phương (150.000 đồng/người/ngày làm việc; 250.000 đồng/người/ngày nghỉ, ngày lễ, tết). Tuy nhiên, các Quyết định nêu trên đều đã hết hạn áp dụng. 

Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi cần huy động đông đảo lực lượng thú y tham gia. Ảnh: VGP.

Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi cần huy động đông đảo lực lượng thú y tham gia. Ảnh: VGP.

Ngày 18/10/2023, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8108/VPCP-NN gửi các Bộ, ngành liên quan và các địa phương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục, nhưng không có cơ chế, chính sách hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống 2 loại dịch bệnh này.

Hiện nay, công tác hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 5/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (được sửa đổi tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

Ngân sách Nhà nước chỉ thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh dịch gia súc, gia cầm, bao gồm: dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn và cúm gia cầm mà chưa có văn bản nào quy định về hỗ trợ đối với lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh đối với dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục và nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác lây sang người, như: bệnh dại, nhiệt thán, liên cầu khuẩn, uốn ván…

Công văn của Bộ NN-PTNT phân tích, thực tế hiện nay để kịp thời tiêu hủy động vật và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, lực lượng thú y tham gia xử lý tiêu hủy động vật rất vất vả do thường phải vận chuyển lợn, trâu, bò rất to, nặng từ các chuồng nuôi. Trong khi lực lượng thú y không đủ số lượng và thú y cấp xã không có lương, chỉ được phụ cấp hỗ trợ khoảng 0,3 - 1,0 so với mức lương cơ bản.

Các công việc này có nguy cơ cao bị tai nạn, nhiễm các loại mầm bệnh khác có khả năng lây sang người, như bệnh dại, nhiệt thán, liên cầu khuẩn, uốn ván... thường có sẵn trong môi trường chăn nuôi.

Tuy tính chất công việc vất vả, nguy hiểm, nhưng các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh thường chậm nhận được tiền hỗ trợ từ Nhà nước, ảnh hưởng đến đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các địa phương còn phải huy động lực lượng khác, gồm: cán bộ cấp xã, trưởng thôn, thanh niên tình nguyện, lực lượng vũ trang, thuê lao động phổ thông của địa phương để tham gia phòng, chống dịch bệnh. Do đó, cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ lực lượng này khi tham gia triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật. 

Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật Thú y và để huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả, tránh tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách Nhà nước, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang xem xét, quyết định hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi từ năm 2021 và bệnh viêm da nổi cục từ năm 2020, cho đến khi Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.