| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị khôi phục lại ngay hệ thống thú y cơ sở

Thứ Tư 23/12/2020 , 10:42 (GMT+7)

Cục Thú y phản ánh hàng loạt khó khăn, bất cập trong phòng chống dịch bệnh do hệ thống thú y cơ sở bị sáp nhập về các trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Theo Cục Thú y, thời gian qua, việc tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở (cấp xã, huyện) đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, có nguyên nhân rất lớn do việc một số tỉnh, thành phố đã tiến hành sáp nhập các trạm (gồm Thú y, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật...) để thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (Trung tâm DVNN) cấp huyện.

Nhiều nơi không còn nhân viên thú y xã

Sau một thời gian đi vào hoạt động, mô hình các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện đã bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn cho công tác chỉ đạo, triển khai phòng chống dịch bệnh.

Công tác giám sát, phát hiện bệnh và báo cáo dịch bệnh bị chậm trễ. Nhiều nơi đã không còn lực lượng thú y cơ sở để tiếp nhận thông tin từ người chăn nuôi. Điều này khiến người chăn nuôi không báo cáo dịch bệnh cho địa phương và cơ quan thú y các cấp để phối hợp chỉ đạo chống dịch, kéo dài thời gian xảy ra dịch mà không được phát hiện.

Công tác triển khai giám sát, phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi đang gặp vô vàn khó khăn, xáo trộn do việc sáp nhập hệ thống thú y cơ sở. Ảnh: TL.

Công tác triển khai giám sát, phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi đang gặp vô vàn khó khăn, xáo trộn do việc sáp nhập hệ thống thú y cơ sở. Ảnh: TL.

“Đơn cử như bệnh viêm da nổi cục bùng phát trên đàn bò tại một số tỉnh miền núi phía Bắc từ tháng 10/2020 vừa qua, trên thực tế bệnh đã bùng phát từ khá lâu trước đó, nhưng không được ai báo cáo và phát hiện để khoanh vùng xử lí sớm, khiến bệnh lây lan rất nhanh, khi phát hiện kiểm tra thì đã lan từ tỉnh này sang tỉnh khác” – ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết.

Bên cạnh đó, việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh không kịp thời, thiếu đồng bộ và không nhất quán; thiếu nhân lực thú y để tham mưu, tổ chức phòng chống dịch; gặp nhiều khó khăn trong việc điều động nhân viên thú y giữa các huyện để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong địa bàn cấp tỉnh.

Tại một số địa phương, do sáp nhập địa giới hành chính cấp xã, địa bàn rộng, phụ cấp nhân viên thú y xã không tăng. Vì vậy, nhiều nhân viên thú y xã đã bỏ việc. Một số nơi, chính quyền cơ sở giao nhiệm vụ phụ trách thú y xã cho cán bộ chuyên trách cấp xã bị dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã (Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh...) không được đào tạo chuyên môn về chăn nuôi và thú y nên không thực hiện được các biện pháp phòng, chống, báo cáo tình hình dịch bệnh động vật tại tuyến cơ sở (tiêm phòng vacxin, điều trị bệnh động vật, chẩn đoán bệnh động vật, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh động vật...).

Ở cấp huyện, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi và thú y được giao cho Phòng NN-PTNT (hoặc phòng Kinh tế thành phố); nhiệm vụ chuyển về nhiều nhưng chưa được bổ sung nhân lực. Trong khi đó, cán bộ phụ trách lĩnh vực chăn nuôi và thú y chưa có kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho động vật, lúng túng, yếu về chuyên môn, không đủ nhân lực để thực hiện các hoạt động thú y tại các địa phương theo quy định.

Một số nơi, chính quyền cơ sở giao nhiệm vụ phụ trách thú y xã cho cán bộ chuyên trách cấp xã bị dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã (Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh...). Ảnh: TL.

Một số nơi, chính quyền cơ sở giao nhiệm vụ phụ trách thú y xã cho cán bộ chuyên trách cấp xã bị dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã (Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh...). Ảnh: TL.

Cũng theo Cục Thú y, qua kiểm tra nhiều tỉnh thành trên cả nước thời gian qua, cho thấy do không còn đội ngũ cộng tác viên thú y thôn, khu nên mỗi xã, phường, thị trấn chỉ còn duy nhất 1 nhân viên thú y, nhiều nơi không có nhân viên thú y xã. Việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt công tác giám sát, nắm bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh rất chậm.

Công tác đào tạo, tập huấn cho các cán thú y tuyến huyện tại nhiều nơi khó hoặc không thực hiện được do đã sáp nhập hệ thống thú y, không có kinh phí thực hiện, bị điều chuyển nhiệm vụ, không được đào tạo cơ bản về thú y hoặc không tham gia thực hiện do không còn thuộc hệ thống thú y các cấp.

Công tác phối hợp giữa ngành thú y với ngành y tế trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người tại tuyến cơ sở gặp nhiều khó khăn; ngành y tế có đội ngũ cán bộ y tế đến cấp thôn bản, trong khi ngành thú y ở một số nơi không có thú y cấp cơ sở tương ứng để triển khai các hoạt động phối hợp theo cách tiếp cận "Một sức khỏe".

Phụ cấp nhân viên thú y không đủ xăng xe

Theo Cục Thú y, năm 2020, tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi có dấu hiệu tăng và diễn biến phức tạp hơn so với các năm gần đây.

Cụ thể, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại cả năm là hơn 45.548 ha, gấp 1,92 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thiệt hại trên cá tra năm 2020 cao gấp 17,7 lần về diện tích và 1,06 lần về phạm vi.

Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 42.738,81 ha, chiếm 93,83% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, cao gấp 1,94 lần so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 5,89% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong số này, hơn 76% diện tích thiệt hại nhưng không rõ nguyên nhân, mà lý do chủ yếu là địa phương không lấy mẫu xét nghiệm…

Không chỉ vật nuôi trên cạn, việc xáo trộn, sáp nhập hệ thống thú y cơ sở khiến công tác điều tra, giám sát, phòng chống dịch bệnh trên thủy sản cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: TL.

Không chỉ vật nuôi trên cạn, việc xáo trộn, sáp nhập hệ thống thú y cơ sở khiến công tác điều tra, giám sát, phòng chống dịch bệnh trên thủy sản cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: TL.

Khi có dịch bệnh xảy ra, các Trung tâm DVNN huyện (đã sáp nhập hệ thống thú y vào) đã không thực hiện báo cáo theo biểu mẫu của Cục Thú y. Một số Trung tâm DVNN cấp huyện chỉ báo cáo số liệu về Phòng Kế hoạch của Sở NN-PTNT. Các Chi cục Thú y cấp tỉnh theo đó lấy thông tin tổng hợp từ Phòng Kế hoạch của Sở NN-PTNT nên số liệu không đủ thông tin như yêu cầu, không đảm bảo tính cập nhật, không đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

Số lượng nhân viên thú y xã rất ít, chỉ có 1 nhân viên thú y xã kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ như địa chính, nông nghiệp, diêm nghiệp... Trong khi đó địa bàn xã lại rộng, có nhiều hộ nuôi; phụ cấp thấp, không đủ chi phí xăng xe (có tỉnh được theo hệ số lương, một số tỉnh được hệ số 1, có tỉnh chỉ được hệ số 0,8 hoặc 0,6).

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị sáp nhập hệ thống thú y cấp huyện đã ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên thú y tuyến xã, huyện nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ. Một số lãnh đạo Trung tâm DVNN huyện không phải là bác sĩ thú y nên khó chỉ đạo chuyên môn đối với nhân viên thú y cấp xã. Sau khi sáp nhập, việc phân công công tác chuyên môn thú y bị xáo trộn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc…

Khi thành lập Trung tâm DVNN huyện, phần lớn không có nguồn thu từ dịch vụ, ngân sách phân bổ đã bị cắt giảm nên khó khăn trong hoạt động. Một số hoạt động của các Trạm Chăn nuôi - Thú y trước đây (kinh phí chuyển trực tiếp thông qua Chi cục) nay chuyển qua huyện và phải ký hợp đồng với Trung tâm nên thủ tục rườm rà, phức tạp; việc triển khai chậm và không tuân thủ theo hướng dẫn của Chi cục, đặc biệt hoạt động lấy mẫu xét nghiệm (do Trung tâm phân công cho cán bộ khác thực hiện; nhiệm vụ thú y thủy sản giao cho cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản không phải là cán bộ thú y)…

    Tags:
Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm