| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế 4 tháng: Thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn

Thứ Sáu 05/05/2023 , 12:30 (GMT+7)

Trong bối cảnh khó khăn, nhiều chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của tháng 4 đã có chuyển biến, có tín hiệu và xu hướng khả quan, đạt kết quả đáng khích lệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ngày 5/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy.

Lạm phát có xu hướng giảm dần qua các tháng. Thu đủ chi, thu ngân sách nhà nước 4 tháng bằng 39,8% dự toán. Xuất đủ nhập, 4 tháng đầu năm xuất siêu 6,35 tỷ USD. Làm đủ ăn, xuất khẩu gần 3 triệu tấn gạo.

An ninh năng lượng được bảo đảm. Thị trường lao động phục hồi, cung cầu trên thị trường lao động được bảo đảm. An sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập được mở rộng và sôi động. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, nền kinh tế chịu các tác động từ bên ngoài do lạm phát trên thế giới có giảm nhưng còn neo ở mức cao, kinh tế thế giới chưa suy thoái nhưng tăng trưởng giảm, tình hình diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều khó khăn.

Thủ tướng cho rằng, cần giữ vững bình tĩnh, khách quan trong đánh giá, nhận định, quyết tâm hơn, nỗ lực hơn, phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn, đưa ra giải pháp phù hợp, thúc đẩy công việc những tháng tiếp theo tốt hơn nữa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng năm 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, những kết quả đạt được là tích cực, nhiều chỉ tiêu của tháng 4 đã có chuyển biến, có tín hiệu và xu hướng khả quan, đạt kết quả đáng khích lệ.

Cụ thể, CPI tháng 4 giảm 0,34% so với tháng trước, chỉ tăng 2,81% so với cùng kỳ và có xu hướng giảm dần; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ; khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 984.000 lượt người, tăng 9,9% so với tháng trước và gấp 9,7 lần cùng kỳ 2022; cán cân thương mại duy trì xuất siêu, tháng 4 ước đạt 1,51 tỷ USD, cao hơn mức xuất siêu của tháng 3 (1,39 tỷ USD); Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 0,5% so với cùng kỳ, trong đó IIP ngành chế biến, chế tạo đã có mức tăng nhẹ, 0,2% trong khi tháng 3 giảm 1,6%; đăng ký doanh nghiệp tháng 4 chuyển biến tích cực hơn với số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt gần 16.000 doanh nghiệp, nhiều hơn tháng trước 12,3% về số doanh nghiệp và 6,2% về vốn,…

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, trong đó tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,84% so với cùng kỳ, giảm dần so với quý I (4,18%) và 2 tháng đầu năm (4,6%); chỉ số lạm phát cơ bản 4 tháng đã chuyển biến tích cực hơn, nhưng cần tiếp tục lưu ý.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định tỉ giá phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tính chung 4 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 39% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 39,5% dự toán; thặng dư thương mại (xuất siêu) ước đạt 6,35 tỷ USD (cùng kỳ đạt 2,35 tỷ USD).

Hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì, một số lĩnh vực có mức tăng khá. Sản xuất nông nghiệp ổn định; phòng chống tốt dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nhất là trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm mùa xuân; sản lượng nuôi trồng thủy sản 4 tháng tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. IIP bước đầu có tín hiệu tốt (IIP tháng 4 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước); trong đó IIP công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,2% (2 tháng đầu năm ngành chế biến, chế tạo giảm 6,3%, tháng 3 giảm 1,6%).

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%. Khách quốc tế đến nước ta 4 tháng ước đạt gần 3,7 triệu lượt, gấp 19,2 lần cùng kỳ năm 2022. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 4 tháng đạt gần 50.000 doanh nghiệp, tăng 0,6% so với cùng kỳ.

Các vấn đề tồn đọng như dự án thua lỗ, ngân hàng yếu kém tiếp tục được tập trung tháo gỡ; thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản đã bước đầu có chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, sau gần 2 tháng ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 24,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 97% khối lượng kể từ đầu năm 2023); một số doanh nghiệp đã đàm phán với nhà đầu tư để kéo dài kỳ hạn hoặc chuyển khoản nợ sang tài sản khác. Một số dự án bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,… đã được tháo gỡ vướng mắc kéo dài nhiều năm về tiền sử dụng đất, thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận…

Ngành giáo dục tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023; rà soát biên chế giáo viên năm học 2023-2024 tại các địa phương, nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ.

Về một số khó khăn, hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết diễn biến bất lợi, khó lường của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư,… hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI… vẫn còn gặp khó khăn. Điều hành kinh tế vĩ mô tiếp tục chịu nhiều áp lực. Thị trường trong nước còn nhiều dư địa nhưng chưa được khai thác hết hiệu quả. Rủi ro dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến trái quy luật, khó dự báo... tiếp tục là những vấn đề cần quan tâm.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.