| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế tập thể thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn

Thứ Tư 21/08/2024 , 17:03 (GMT+7)

CẦN THƠ Kinh tế tập thể tập hợp được các thành viên tham gia, hạn chế được sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giúp thành viên ổn định thị trường tiêu thụ nông sản.

Ngày 21/8 tại huyện Cờ Đỏ, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ tổ chức hội thảo ứng dụng đổi mới sáng tạo trong quản lý và tổ chức dịch vụ của các HTX nông nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Theo ông Mai Vũ Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Kiểm lâm TP Cần Thơ, hiện nay toàn Thành phố có 183 HTX nông nghiệp, trong đó thành lập mới 61 HTX nông nghiệp.

Số lượng thành viên HTX đến thời điểm hiện tại là 3.293 thành viên, trong giai đoạn 2021 - 2024 tăng

Hiện TP Cần Thơ có 183 HTX nông nghiệp, trong đó thành lập mới 61 HTX nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện TP Cần Thơ có 183 HTX nông nghiệp, trong đó thành lập mới 61 HTX nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

653 thành viên do thành lập mới, số thành viên giảm trong giai đoạn này 92 do giải thể HTX. Trong đó HTX nông nghiệp phát triển mạnh trong lĩnh vực trồng trọt, nhất là cây ăn trái và lúa chiếm tới 78%, HTX lĩnh vực chăn nuôi chiếm 2,7%, HTX lĩnh vực thủy sản chiếm 9,8%.

Trong 3 năm trở lại đây, TP Cần Thơ là 1 trong 6 tỉnh, thành vùng ĐBSCL (gồm Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ) được lựa chọn tham gia dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm – GIC”. Dự án có tổng vốn đầu tư 7 triệu Euro, do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại. 

Thời gian qua, nhờ dự án hỗ trợ, đã giúp TP Cần Thơ phát triển, tăng cao vốn điều lệ của HTX, tổng vốn điều lệ của HTX đến thời điểm hiện tại là hơn 172,4 tỷ đồng, tăng hơn 38 tỷ đồng so với năm 2021. Bình quân vốn điều lệ/HTX đạt 989 triệu đồng, tăng 23,6 triệu đồng/HTX so với năm 2021. Bình quân vốn góp của thành viên là 52,3 triệu đồng.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lợi (xã Thạnh Lộc, Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) là một trong những HTX nông nghiệp ở ĐBSCL được Dự án GIC hỗ trợ máy trộn phân hữu cơ, bình quân một vụ lúa sản xuất gần 500 tấn và sang các năm tiếp theo có thể sản xuất tăng lên 1.000 – 1.500 tấn/vụ.

Ông Tiêu Ngọc Lợi, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lợi cho biết: Hiện nay, nông dân sau khi thu hoạch lúa xong thường đốt đồng làm ô nhiễm môi trường hay cày vùi rơm, rất dễ gây ngộ độc hữu cơ trong đất. Nhằm hạn chế tình trạng này, HTX đã tận dụng rơm rạ về chất nấm rơm để tăng thu nhập, sau đó lấy rơm mục chất nấm trộn với bã thực vật cùng các loại rau quả bỏ đi và phân bò đem ủ hoai mục từ 2 – 3 tháng. Sau đó dùng máy đánh tơi phân với nhau để bón cho cây trồng.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lợi (xã Thạnh Lộc, Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) là một trong những HTX nông nghiệp ở ĐBSCL được Dự án GIC hỗ trợ máy trộn phân hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lợi (xã Thạnh Lộc, Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) là một trong những HTX nông nghiệp ở ĐBSCL được Dự án GIC hỗ trợ máy trộn phân hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lợi cho rằng, sản phẩm phân hữu cơ là xu hướng mới mà nông dân đang ngày càng cần để bón cho cây trồng, từ đó góp phần cho ra nông sản an toàn, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Kinh tế tập thể đã từng bước thu hút, tập hợp người dân tham gia để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung và tạo ra hàng hóa của mỗi địa phương tương đối quy mô, đồng đều.

Điều đáng mừng, hiện nay ở TP Cần Thơ, các HTX, tổ hợp tác, trang trại đã và đang xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu tập thể như lúa giống, lúa hàng hóa chất lượng cao, hoa kiểng, rau an toàn; về cây ăn trái có vú sữa, nhãn, xoài, sầu riêng, cam, ỏi, chanh không hạt; thủy sản có cá tra...

Sản phẩm của nhiều HTX có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc rõ ràng..., từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường xuất khẩu. Đây cũng là nền tảng để địa phương thực hiện xây dựng thương hiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Kinh tế tập thể đã giúp hạn chế được sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giúp thành viên ổn định thị trường tiêu thụ nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kinh tế tập thể đã giúp hạn chế được sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giúp thành viên ổn định thị trường tiêu thụ nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các loại hình kinh tế tập thể cũng đã góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững tại địa phương. Nhiều nông hộ là thành viên HTX nông nghiệp làm ăn hiệu quả, vươn lên khá, giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cộng đồng thành viên trong các HTX xây dựng được tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong làm ăn và đời sống hàng ngày, từ đó góp phần xây dựng văn hóa cộng đồng, gắn chặt tình làng nghĩa xóm.

Kinh tế tập thể đã tập hợp được các thành viên tham gia, hạn chế được việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung trong thời gian qua, giúp thành viên ổn định thị trường đầu ra cho hàng hóa, nông sản. Qua đó từng bước tạo được lòng tin cho thành viên và người dân, vì vậy ngày càng thu hút nhiều thành viên tham gia và nhiều HTX mới được thành lập.

Xem thêm
Doanh nghiệp Việt nghiên cứu đầu tư chăn nuôi an toàn sinh học tại Canada

ĐỒNG NAI Trước áp lực siết chặt quy định về môi trường và dịch bệnh, một số doanh nghiệp ở Đồng Nai có xu hướng chuyển hướng đầu tư chăn nuôi an toàn sinh học tại Canada.

Hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

QUẢNG BÌNH Đến nay, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng được 3 địa phương là vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp xã.

Liên kết và cơ giới hóa để mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao

KIÊN GIANG Liên kết trong tổ chức sản xuất và đầu tư cơ giới hóa đồng bộ là yếu tố then chốt để nhân rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 2] Sử dụng đất là bài toán vô cùng linh hoạt

Trong các nhiệm vụ đánh giá chất lượng đất đai tại địa phương, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sẽ phải chỉ ra các rủi ro nếu bố trí cây trồng không hợp lý.