| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế TP.HCM 6 tháng đầu năm phục hồi nhanh

Thứ Tư 29/06/2022 , 09:49 (GMT+7)

TP.HCM đã nỗ lực tháo gỡ vướng mắc để hoạt động kinh tế xã hội được thông suốt, dòng vốn được 'chạy'... tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp.

Sáng 29/6, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm. Tham dự có Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, đánh giá về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm đã phục hồi nhanh, khá đồng bộ, gần chạm được trạng thái trước dịch.

Nói về mặt tồn tại và hạn chế, ông Mãi cho biết, ban cán sự Đảng TP.HCM và tổ tư vấn đánh giá quý 4/2021 và 6 tháng đầu năm 2022, UBND TP, các ngành, các cấp, UBND TP Thủ Đức và các quận huyện đã nỗ lực trong việc tháo gỡ các vướng mắc để làm sao cho hoạt động kinh tế xã hội được thông suốt, dòng vốn được chạy để tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và thu ngân sách. Tuy nhiên, điểm nghẽn giải quyết thủ tục hành chính vẫn là điểm nghẽn lớn nhất ảnh hưởng đến việc hấp thu vốn để giải ngân đầu tư công, hấp thu vốn xã hội (vướng mắc thủ tục hành chính nhiều dự án không chạy được)… không tạo ra công ăn việc làm, không tạo ra giá trị cho nền kinh tế, không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp và thu ngân sách.

“Hội nghị tập trung nhận định về phục hồi và nhận diện về những tồn tại vướng mắc để từ nay đến cuối năm, từng ngành, từng quận huyện, phường xã tập trung tháo gỡ vướng mắc để công việc của người dân, công việc của doanh nghiệp được “chạy”, đẩy nhanh phục hồi và đạt được quán tính tăng tốc cho 2023, 2024.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, không chỉ là hoàn thành chỉ tiêu năm 2022 đề ra mà còn có nhiệm vụ chuẩn bị nền tảng để tạo đà tốt hơn tăng tốc cho 2023”, ông Mãi đề nghị.

Du lịch TP.HCM hồi phục nhanh sau thời gian mở cửa với nhiều sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như 'ngắm Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông bằng du thuyền hạng sang', 'ngắm TP.HCM từ trên cao bằng trực thăng'.

Du lịch TP.HCM hồi phục nhanh sau thời gian mở cửa với nhiều sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như "ngắm Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông bằng du thuyền hạng sang", "ngắm TP.HCM từ trên cao bằng trực thăng".

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội TP.HCM 6 tháng đầu năm 2022, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM cho biết, Kinh tế TP.HCM tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho khách hàng, doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,1% so với cùng kỳ, trong đó bốn ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 7,1% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố qua cửa khẩu cả nước ước đạt 24,9 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ; Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cửa khẩu cả nước ước đạt 34,2 tỷ USD, tăng 13,7% so cùng kỳ...

Đặc biệt, tổng doanh thu du lịch ước đạt 49.681 tỷ đồng, tăng 29,9% so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đến TP.HCM ước đạt 11,08 triệu lượt, tăng 43,1% so với cùng kỳ; Khách quốc tế đến TP.HCM ước đạt 477.982 lượt...

Tình hình dịch bệnh được TP.HCM tiếp tục kiểm soát tốt, đồng thời từng bước kiểm soát hoạt động y tế cơ sở. Việc củng cố chiến lược y tế đã được triển khai thực hiện, gắn chiến lược y tế với các hoạt động chiến lược, kế hoạch khác...

Tuy nhiên, theo bà Mai, bên cạnh những mặt tích cực, TP.HCM cũng tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Đơn cử như do diễn biến khó lường của các xung đột địa chính trị trên thế giới, nhất là xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraina làm cho nguy cơ lạm phát tăng, tình hình thị trường nguyên nhiên liệu tăng mạnh trong điều kiện nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước đang tăng cao để triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; kéo theo giá cả một số ngành hàng thiết yếu cũng ảnh hưởng theo giá xăng dầu. Thị trường chứng khoán suy giảm ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư.

Nhiều chương trình khuyến mãi được triển khai nhằm kích cầu tiêu dùng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Nhiều chương trình khuyến mãi được triển khai nhằm kích cầu tiêu dùng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tốc độ tăng trưởng của 3/4 khu vực tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao, chưa tận dụng hết dư địa để phát triển, như khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,77%; Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 2,23% so với cùng kỳ; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,03% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số lao động giảm như sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 36,3%; sản xuất đồ uống giảm 22,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 21,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 16,6%.

Ngoài ra, tỷ lệ giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng. Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của TP.HCM còn thấp. TP.HCM nằm trong nhóm B, so với năm 2020, chỉ số cải cách hành chính của TP.HCM đã tụt hạng, hạng 43 với chỉ số 86,05% (năm 2020 xếp hạng 23, chỉ số 84,7%).

Việc triển khai lập quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 còn chậm, chưa đạt tiến độ theo yêu cầu. Khả năng hấp thụ vốn của nhiều lĩnh vực còn thấp, chưa đạt kế hoạch theo yêu cầu...

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.