| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế Việt Nam 'rơi thẳng đứng' sau 4 tháng cách ly chống dịch

Thứ Hai 08/11/2021 , 17:01 (GMT+7)

Phát biểu trước Quốc hội chiều 8/11, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đưa ra nhận định qua 4 tháng cách ly chống dịch, kinh tế Việt Nam đã 'rơi thẳng đứng'.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhận định qua 4 tháng cách ly chống dịch, kinh tế Việt Nam đã 'rơi thẳng đứng'.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhận định qua 4 tháng cách ly chống dịch, kinh tế Việt Nam đã “rơi thẳng đứng”.

Ông Cường nhận định, qua 4 tháng chống dịch, kinh tế Việt Nam đã “rơi thẳng đứng” từ mức tăng trưởng dương 6,61% ở quý II xuống -6,17% ở quý III. Trong khi đó, hàng chục nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng nghìn người mất việc làm phải rời bỏ về quê hương.

“Điều đó cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế rất yếu, tiềm lực của nền kinh tế đang bị suy kiệt”, Đại biểu Hoàng Văn Cường nói. Để kinh tế Việt Nam không bị lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới, ông Cường cho rằng các doanh nghiệp không chỉ cần thêm nguồn lực để phục hồi trở lại mà còn cần vượt lên đặt chân vào khâu sản xuất có giá trị cao trong bối cảnh thế giới đang phân phối lại chuỗi cung ứng.

Muốn vậy các doanh nghiệp và nền kinh tế phải được tăng cường thêm nguồn lực đầu tư theo 2 hướng chính. Đại biểu này đề xuất cần có chính sách cấp bù lãi suất để doanh nghiệp được vay vốn với mức lãi suất tương đương tỷ lệ lạm phát, vì hoạt động kinh doanh sau đại dịch còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức lợi nhuận khó bù đắp được chi phí lãi suất vay cao như thị trường.

Bên cạnh đó, ông Cường cho rằng phải tăng cường trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu đang tiềm ẩn, gia tăng. Theo đại biểu, nếu ngân sách dành ra 30.000-40.000 tỷ để cấp bù thì Việt Nam sẽ có 1 triệu tỷ đồng tiền vốn lãi suất thấp để giúp doanh nghiệp phục hồi.

Kèm theo đó, phải có cơ chế kiểm soát để các doanh nghiệp đều được tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ, không để tiền vay ngân hàng chạy vòng quanh trở thành tiền gửi để kiếm lời từ chênh lệch lãi suất, hoặc không để tiền vốn giá rẻ đổ vào các lĩnh vực đầu cơ tài sản như bất động sản, chứng khoán.

Liên quan vấn đề chống dịch, Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề cập công tác dự báo về tình hình, mức độ nguy hại của dịch Covid-19 chưa tốt, dẫn đến chưa chuẩn bị tốt các điều kiện, thiết bị và con người để phòng chống dịch.

Ông cũng nhấn mạnh hệ thống y tế không giám sát được hết F0, tỷ lệ lây nhiễm cao, có ngày số ca nhiễm mới đến 14.000 người và có thời điểm tỷ lệ tử vong cao hơn mức trung bình của thế giới. Một số chính sách hỗ trợ có tính khả thi thấp, gói hỗ trợ triển khai còn chậm và lúng túng.

Đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị Quốc hội, Chính phủ ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch giai đoạn tới; đẩy mạnh việc bao phủ vacxin cho nhân dân càng sớm càng tốt; chú trọng xây dựng các kịch bản thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch bệnh.

Xem thêm
Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.