| Hotline: 0983.970.780

Đằng sau cơn sốt điện gió ở Tây Nguyên

[Kỳ 5] Doanh nghiệp điện gió đua nhau 'xí phần', đánh úp người dân

Thứ Ba 27/04/2021 , 08:32 (GMT+7)

Không có quy hoạch cụ thể, nhiều địa phương, doanh nghiệp ở khu vực Tây Nguyên đang thực hiện các dự án điện gió theo kiểu đánh úp, xí phần.

Các dự án điện gió khiến nông dân mất đất không kịp trở tay. Ảnh: Minh Hậu.

Các dự án điện gió khiến nông dân mất đất không kịp trở tay. Ảnh: Minh Hậu.

Đánh úp các địa phương và người dân

Những quyết định cho phép các chủ đầu tư triển khai dự án điện gió của một số tỉnh ở Tây Nguyên chẳng khác gì đánh úp địa phương, người dân.

Trong số 29 dự án điện gió được UBND tỉnh Đăk Lăk đồng ý chủ trương đầu tư, chủ trương nghiên cứu khảo sát ở huyện Ea H'leo, rất nhiều xã thậm chí còn chưa biết các dự án điện gió “mặt mũi nó ra làm sao”.

Điển hình tại xã Ea Sol, theo thông tin từ huyện Ea H'leo trên địa bàn xã này có thể sẽ xây dựng khoảng 6 dự án điện gió của Công ty Cổ phần phong điện Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Phong Tài Tây Nguyên, Liên danh Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex và Công ty Cổ phần Xây dựng và năng lượng Nhật Minh (2 dự án), Công ty Cổ phần đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn… Về cơ bản các chủ đầu tư của những dự án này mới được UBND tỉnh Đăk Lăk đồng ý về chủ trương nghiên cứu, khảo sát đo gió để lập dự án điện gió với diện tích khảo sát lên đến hàng ngàn ha đất (chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp…).

Tuy nhiên, theo ông Ma Tuấn, Chủ tịch UBND xã Ea Sol, đến thời điểm hiện tại xã mới chỉ biết có một dự án điện gió được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư và đang triển khai xây dựng 2 trụ điện gió trên địa bàn là dự án Nhà máy điện gió Alpha VNM của Công ty TNHH đầu tư VNM có trụ sở tại Singapore, người đại diện theo pháp luật là ông Thomas Yalim Ozilhan, quốc tịch Pháp.

Dự án này được ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk ký Quyết định chủ trương đầu tư vào ngày 22/1/2021 với tiến độ thực hiện trong vòng 24 tháng.

Cũng giống như nhiều dự án điện gió khác trên địa bàn, UBND tỉnh Đăk Lăk yêu cầu chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục về bảo vệ môi trường, đất đai, xây dựng và các thủ tục có liên quan theo đúng quy định trước khi thực hiện dự án. Nhưng, thực tiễn ở Ea Sol đang diễn ra không đúng như vậy.

Ông Ma Tuấn cho biết, các thủ tục thực hiện dự án đến nay vẫn chưa xong, dự án này có một phần diện tích nằm trên phần đất của các công ty cao su nên chủ đầu tư đang làm việc với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam để thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ về đất đai.

Nhiều chủ đầu tư bất chấp các quy định của pháp luật để thực hiện dự án điện gió. Ảnh: Minh Hậu.

Nhiều chủ đầu tư bất chấp các quy định của pháp luật để thực hiện dự án điện gió. Ảnh: Minh Hậu.

Tương tự ở xã Dliê Yang, một địa phương khác nằm trong dự án của Công ty TNHH đầu tư VNM, ông Ksor Y Thông, Chủ tịch UBND xã nói chưa nắm được thông tin gì về dự án.

Còn ở các xã Cư Mốt, Ea Wy, Ea H'leo… hàng loạt các ông lớn trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, năng lượng cũng đổ bộ để xin dự án. Điển hình là các doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô, Công ty Xuân Thiện Ninh Bình, Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển điện Đại Hải, Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn… đều được UBND tỉnh Đăk Lăk đồng ý lắp đặt cột gió để nghiên cứu, khảo sát đo gió theo chủ trương của tỉnh này.  Hầu hết các dự án đều được công bố mức đầu tư dự kiến hàng trăm tỷ, nghìn tỷ với diện tích khảo sát lên đến hàng nghìn ha nhưng chính quyền sở tại hoàn toàn bị động không biết dự án sẽ triển khai ở những vị trí nào.

Tại xã Ea H'leo, nơi Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải dự kiến đầu tư dự án Nhà máy điện gió Thanh Phong với công suất 100MW, vốn đầu tư tầm 2.000 tỷ đồng. Mặc dù nhà đầu tư được tỉnh Đăk Lăk đồng ý chủ trương lắp đặt cột đo gió để nghiên cứu khảo sát từ ngày 19/9/2019, nhưng đến giờ này ông

“Nhà đầu tư mới xin khảo sát còn không biết có được vào quy hoạch hay không, thủ tục pháp lý thế nào vì từ lâu cũng chẳng thấy có ý kiến gì. Trước đây thì nói là Tập đoàn Sao Mai giờ lại thấy Công ty Đại Hải, không biết thế nào”, ông Mai Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Ea H'leo, nơi có thể sẽ có 4 dự án nhà máy điện gió cắm xuống nói.

Theo quy định của UBND tỉnh Đăk Lăk, thời gian hoàn tất các thủ tục lắp đặt cột đo gió là 3 tháng kể từ ngày được cho chủ trương khảo sát đo gió. Nhà đầu tư chỉ được phép triển khai thi công cột đo gió khi được Cục tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam chấp thuận độ cao công trình, Sở Xây dựng cho phép xây dựng theo quy định.

Tuy nhiên, quá trình chấp thuận cho các nhà đầu tư khảo sát nghiên cứu thực hiện dự án, chính quyền các địa phương sở tại hoàn toàn không có hồ sơ, căn cứ để giám sát doanh nghiệp để xem thử có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hay không.

Ồ ạt triển khai dự án gây bức xúc trong nhân dân. Ảnh: Minh Hậu.

Ồ ạt triển khai dự án gây bức xúc trong nhân dân. Ảnh: Minh Hậu.

Các công ty lâm nghiệp, cà phê, cao su ngồi trên lửa

Không chỉ riêng người dân và chính quyền các địa phương, nhiều công ty lâm nghiệp, cao su, cà phê ở khu vực Tây Nguyên cũng lâm vào cảnh “ngồi trên đống lửa” bởi với cơn sốt cấp phép tràn lan như hiện nay thì sẽ không biết các dự án điện gió sẽ “đánh úp” xuống diện tích đất họ đang quản lý  bất cứ lúc nào.

Theo tìm hiểu của Báo Nông nghiệp Việt Nam, UBND tỉnh Đăk Lăk đã cấp chủ trương cho rất nhiều nhà đầu tư lớn tổ chức khảo sát trên các diện tích đất của các công ty lâm nghiệp, cao su, cà phê khi chưa có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa điều chỉnh quy hoạch đất đai.

UBND tỉnh Đăk Lăk đã cho phép Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải khảo sát khu vực đo gió ở xã Ea H'leo trên diện tích gần 3.000 ha, trong đó có hơn 2.805 ha thuộc quy hoạch mục đích sử dụng là rừng sản xuất. Cấp quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện gió Alpha VNM của Công ty TNHH đầu tư VNM trên diện tích 6,48 ha, trong đó phần lớn thuộc quản lý của các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

“Ở các khu vực thực hiện dự án điện gió, hoặc là đất sản xuất nông nghiệp của người dân, hoặc là đất lâm nghiệp, đất sản xuất của các doanh nghiệp quản lý. Quá trình lập dự án, cấp phép dự án chúng tôi hoàn toàn không biết các dự án điện gió sẽ lấy bao nhiêu đất cả”, Giám đốc một Công ty lâm nghiệp ở Ea H'leo nói.

Điển hình của việc chính quyền và chủ đầu tư “đánh úp” là tại huyện Krông Búk nơi 4 dự án điện gió của các Tổng giám đốc người Trung Quốc sẽ xây dựng khoảng 73 trụ tuabin. Trong số đó có 29 trụ chủ yếu thuộc đất nông lâm trường của Công ty Cà phê Phước An. Đại diện của Công ty Cổ phần Cà phê Phước An nhiều lần khẳng định, đến thời điểm hiện tại họ chưa có bất cứ thông tin gì về việc thu hồi đất của công ty để thực hiện dự án điện gió cả.

Tình cảnh tương tự cũng diễn ra ở các “trung tâm năng lượng tái tạo” ở tỉnh Đăk Nông. Trong số 6 dự án điện gió ở huyện Đắk Song với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng, trên khoảng gần 300 ha đất, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất có nguồn gốc thuộc quản lý của nông lâm trường đã bị các doanh nghiệp điện gió thâu tóm.

Trong đó, chỉ riêng 3 dự án của ông Đỗ Lê Quân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tài Tâm đã ôm khoảng gần 200 ha đất. Ông Trần Công Nhất, Chủ tịch UBND xã Thuận Hà, nơi đang là điểm nóng khi người dân ngăn cản dự án điện gió trăn trở: Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp phải thuộc các cấp trung ương, nhưng đối với các dự án điện gió, tỉnh ép xuống huyện, huyện ép xuống xã, chúng tôi cứ phải chạy theo doanh nghiệp chứ không có cách nào khác.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam ông Mlô Y Nghiệp, Phó Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Ea H'leo, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Dliê Yang, nơi thực hiện dự án điện gió đầu tiên ở tỉnh Đăk Lăk nói: Mấy năm qua nhân dân sản xuất gặp một số khó khăn về giá cả nên khi các doanh nghiệp vào thu mua đất để làm dự án điện gió đã phải bán với giá khoảng 100 triệu đồng/sào. Trước mắt thì cũng có tiền tiêu nhưng về lâu dài, tiêu hết tiền, đất cũng mất thì không biết sẽ ra sao. Về dự án điện gió đầu tiên của tỉnh do Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng Gió HBRE đầu tư, ông Mlô Y Nghiệp cho biết, khi thực hiện thì hứa hẹn làm đường cho bà con, đến lúc xong dự án, đường hư hỏng hết cũng chẳng thấy chủ đầu tư làm như đã hứa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm