| Hotline: 0983.970.780

Kỷ luật cán bộ xã buông lỏng quản lý công trình thủy lợi, đất nông nghiệp

Thứ Tư 07/12/2022 , 12:18 (GMT+7)

Hưng Yên “Có nhiều xã đã phải xử lý kỷ luật cả chủ tịch xã và cán bộ địa chính trong việc buông lỏng quản lý cơ sở, để xảy ra vi phạm".

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng, sự thay đổi cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật, tỉnh Hưng Yên đang tồn đọng khá nhiều vụ việc vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Ông Nguyễn Văn Kình – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên cho biết, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, từ năm 2017 Hưng Yên đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trong xử lý vi phạm công trình thủy lợi.

Ông Nguyễn Văn Kình - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên chia sẻ với Báo NNVN về quyết tâm xử lý vi phạm xây dựng trái quy định trên đất nông nghiệp và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Văn Kình - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên chia sẻ với Báo NNVN về quyết tâm xử lý vi phạm xây dựng trái quy định trên đất nông nghiệp và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Ảnh: Minh Phúc.

Đặc biệt, Kế hoạch số 93A/KH-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên về giải toả các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi và hoạt động bến bãi, khai thác cát trái phép được triển khai trên toàn tỉnh và đến tận xã, thôn.

“Có nhiều xã đã phải xử lý kỷ luật cả chủ tịch xã và cán bộ địa chính trong việc buông lỏng quản lý cơ sở, để xảy ra vi phạm. Nhờ đó, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện tốt việc xử lý vi phạm”, ông Kình nói.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã rà soát và phân loại thời điểm vi phạm và các hành vi vi phạm, gồm: nhóm vụ việc vi phạm từ 1/7/2014 trở về trước; nhóm vi phạm từ 1/7/2014 đến ngày 31/3/2017. Khi Kế hoạch 93A được ban hành, tỉnh chỉ đạo cương quyết xử lý các vi phạm sau ngày 1/7/2014 đến 31/3/2017, trong năm nay, phải thực hiện hoàn thành đạt 80%. Đồng thời, cương quyết không để phát sinh các vi phạm mới hoặc tái vi phạm.

Và nếu để xảy ra vi phạm mới và tái vi phạm thì người đứng đầu cơ quan cấp ủy, chính quyền và cán bộ, đảng viên thực hiện buông lỏng quản lý để xảy ra vi phạm sẽ bị xử lý.

Ông Trịnh Thế Trường – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải đánh giá: “Tỉnh Hưng Yên có rất nhiều chỉ đạo và thực tếm là trên cơ sở các Nghị quyết, Chỉ thị của tỉnh Hưng Yên, các vụ vi phạm công trình thủy lợi trong hệ thống Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh có rất nhiều chuyển biến”.

Về quan điểm xử lý vi phạm công trình thuỷ lợi, ông Trường cho biết: “Chúng tôi thường xuyên thực hiện các giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và phối hợp với chính quyền địa phương để ký giao ước với người dân không vứt rác thải; lấn chiếm công trình, đặc biệt là tuyên truyền để người dân hiểu rằng những việc làm nào là không đúng quy định của pháp luật về thuỷ lợi”.

Tọa đàm với chủ đề: 'Thủy lợi Bắc Hưng Hải: Công trình thế kỷ phục vụ đa mục tiêu' do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tại cụm công trình đầu mối cống Xuân Quan (tỉnh Hưng Yên).

Tọa đàm với chủ đề: "Thủy lợi Bắc Hưng Hải: Công trình thế kỷ phục vụ đa mục tiêu" do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tại cụm công trình đầu mối cống Xuân Quan (tỉnh Hưng Yên).

Bên cạnh đó, với các vi phạm trong hành lang công trình thuỷ lợi, Công ty Bắc Hưng Hải cũng sử dụng Flycam để hỗ trợ công tác kiểm tra, phát hiện. Tuy nhiên, khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong công tác xử lý vi phạm là nhiều công trình nhà ở của người dân đã được xây từ lâu và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước thời điểm các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuỷ lợi ra đời.

Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, nhiều công trình vi phạm nghiêm trọng  được thi công xây dựng rất nhanh, do đó nếu chính quyền địa phương không vào cuộc quyết liệt và xử lý nghiêm để làm gương thì rất khó quản lý.

Công ty Bắc Hưng Hải đã thành lập Ban Chỉ đạo để triển khai các nhiệm vụ chống vi phạm công trình thuỷ lợi, đồng thời đưa ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu không phát sinh vi phạm về ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là công tác truyền thông.

“Nếu chúng ta tìm hiểu trên Internet thì sẽ cho ra hàng triệu kết quả về ô nhiễm nguồn nước thuỷ lợi Bắc Hưng Hải, từ đó Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng quan tâm vào cuộc giải quyết. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, những hệ luỵ như ô nhiễm môi trường không thể tránh khỏi, nhưng đã đến lúc chúng ta phải quan tâm ngăn chặn để người dân có không gian sống tốt hơn”, ông Trường chia sẻ.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.