| Hotline: 0983.970.780

Thủy lợi Bắc Hưng Hải: 'Con rồng vàng' làm trỗi dậy vùng châu thổ rộng lớn

Thứ Hai 05/12/2022 , 18:22 (GMT+7)

Nhiều người ví Bắc Hưng Hải chính là “con rồng vàng” làm trỗi dậy một vùng châu thổ rộng lớn trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Cuộc chiến chống giặc hạn, giặc úng

Ngày mùng 1/10/1958 cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bổ nhát cuốc đầu tiên mở đầu cho công cuộc đưa nước vào đồng ruộng, để nhân dân 4 tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh hết cảnh “mười năm chín hạn”, “sống ngâm da chết ngâm xương”, tăng gia sản xuất và đời sống ấm no.

Cống Báo Đáp thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Ảnh: Minh Phúc.

Cống Báo Đáp thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Ảnh: Minh Phúc.

Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu và sự phát triển nóng của kinh tế xã hội các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải cần nâng cao hiệu quả quản lý vận hành để phục vụ đa mục tiêu.

Ngày 20/9/1958, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về khu vực chuẩn bị thi công cống Xuân Quan. Người nói rằng: “Công trình Bắc Hưng Hải là một chiến dịch chống giặc hạn”.

Ông Trịnh Thế Trường – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải chia sẻ: “Việc xây dựng hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là mục tiêu quốc gia, qua đó đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Không chỉ đối mặt với hạn hán, người dân trong vùng “tứ giác” Bắc Hưng Hải thời điểm ấy còn thường xuyên hứng chịu cảnh “chiêm khê mùa thối”, canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.

Vào vụ xuân thì không có nước để cày cấy, thậm chí khi cấy lúa xong rồi vẫn phải “lạy trời cho mưa”. Năm 1995, năng suất lúa bình quân chỉ đạt khoảng 1,3 tấn/ha, rất thấp.

Và, điều đáng mừng là khi hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được đưa vào sử dụng, nước chảy đến đâu bà con mở mang diện tích trồng trọt đến đó, năng suất, sản lượng lúa không ngừng tăng lên. Đến nay, năng suất lúa bình quân trong vùng phục vụ của hệ thống đạt hơn 60 tạ ha/năm. Nhiều người ví Bắc Hưng Hải chính là “con rồng vàng” làm trỗi dậy một vùng châu thổ rộng lớn.

Ông Nguyễn Văn Kình - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT (ngoài cùng bên trái) và ông Trịnh Thế Trường - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải trò chuyện cùng phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam tại cống Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Ông Nguyễn Văn Kình - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT (ngoài cùng bên trái) và ông Trịnh Thế Trường - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải trò chuyện cùng phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam tại cống Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Ông Nguyễn Văn Kình – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hưng Yên cũng chia sẻ, hệ thống Bắc Hưng Hải có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên nói riêng và 4 địa phương trong vùng phục vụ của hệ thống nói chung.

Minh chứng rõ nhất là năm 2021 lợi nhuận trên một đơn vị canh tác của Hưng Yên đạt 215.000.000 đồng/ha và năm 2022 ước đạt khoảng 230.000.000 triệu đồng. Một trong những nguyên nhân quan trọng hệ thống cấp thoát nước đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Đến hết năm 2022, toàn tỉnh Hưng Yên đã chuyển đổi được khoảng hơn 18.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị cao hơn. Trong đó có khoảng 500 ha đất lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản, khoảng 4.000 ha cây hàng năm còn lại là cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao.

Đối mặt thách thức

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Cụ thể, mực nước thiết kế tại cụm công trình đầu mối cống Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) là 1,85m, tuy nhiên, có những thời điểm cần tưới, mực nước tại đây chỉ đạt 1m, vậy là thiếu hụt quá lớn.

Do không được cấp nguồn nước, dòng chảy trong hệ thống sông không được duy trì, dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là thời điểm tháng 2, tháng 3 hàng năm.

Vấn đề thứ 3 hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cũng đang phải đối mặt, đó là tình trạng vi phạm công trình thủy lợi diễn ra rất phức tạp, khó xử lý. Trong đó có những vụ việc do lịch sử để lại, bà con xây dựng công trình trước thời điểm Pháp lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi được ban hành, dẫn đến khó xử lý, tồn đọng.

Thứ tư là hiện tượng bèo rác trong hệ thống thủy lợi rất nhiều, trong khi lực lượng công nhân thủy nông mỏng, thiết bị vớt bèo rác thô sơ, gây ách tắc dòng chảy.

Đây là những khó khăn rất lớn, cần phải có giải pháp để giải quyết, từ đó đưa hệ thống Bắc Hưng Hải trở thành công trình phục vụ đa mục tiêu, vừa cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa phục vụ đời sống sinh hoạt và phát triển các ngành kinh tế khác.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 11 tháng đạt gần 235 triệu USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Tập đoàn Mavin 20 năm 'Kiến tạo - Nâng tầm - Bứt phá'

HÀ NỘI Đây là dịp đặc biệt và ý nghĩa để nhìn lại hành trình phát triển vinh quang của Mavin trong 2 thập kỷ qua, khơi dậy niềm tự hào, động lực hướng tới tương lai.