| Hotline: 0983.970.780

Kỹ năng quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ còn hạn chế

Thứ Sáu 28/07/2023 , 11:15 (GMT+7)

Sáng 28/7, USAID và WWF tổ chức hội thảo đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực quản lý cho các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ở Việt Nam.

Hội thảo đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực quản lý cho các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ở Việt Nam sáng 28/7. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội thảo đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực quản lý cho các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ở Việt Nam sáng 28/7. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong khuôn khổ "Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)" do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, "Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học" do WWF- Việt Nam thực hiện đã hoàn thành đánh giá thể chế toàn diện nhằm xây dựng năng lực quản lý cho các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trong khu vực dự án.

"Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học" đã đánh giá năng lực của 18 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trong vùng dự án, tập trung vào chức năng và cấu trúc nhân sự của ban quản lý. Một khung đánh giá dựa trên năng lực đã được áp dụng nhằm đánh giá những kỹ năng và kiến thức yêu cầu cho mỗi vị trí công việc.

Kết quả cho thấy, hầu hết nhân viên có chuyên môn trong các lĩnh vực truyền thống như lâm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng, kế toán và tài chính. Tuy nhiên, các kỹ năng và kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là quản lý động vật hoang dã và giám sát đa dạng sinh học, phát triển và quản lý du lịch sinh thái, tài chính bền vững, kỹ năng lập kế hoạch và làm việc với các nhà đầu tư vẫn còn hạn chế.

Những phát hiện trên được củng cố bởi kết quả của một nghiên cứu gần đây khác, cũng do dự án VFBC thực hiện, đánh giá 19 kế hoạch quản lý rừng bền vững của các Ban quản lý rừng. Nghiên cứu đã chỉ ra những thiếu hụt đáng kể về đào tạo kiến thức, kỹ năng cho các Ban quản lý rừng.  

Đánh giá thể chế đã xác định hơn 70 khóa đào tạo được thiết kế tuỳ chỉnh, nhằm giúp nhân viên các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ cải thiện kiến thức và kỹ năng cần thiết. Một số khóa đào tạo ưu tiên sẽ được triển khai trong thời gian còn lại của dự án VFBC.

Nội dung các khóa đào tạo được đề xuất liên quan đến việc xây dựng năng lực cho các khu bảo tồn của Việt Nam như một phần của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Nick Cox, Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học của WWF cho rằng cần nâng cao kiến thức và kỹ năng trong công tác quản lý rừng tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nick Cox, Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học của WWF cho rằng cần nâng cao kiến thức và kỹ năng trong công tác quản lý rừng tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

"Chúng tôi quyết tâm nâng cao năng lực đang thiếu hụt trong các Ban quản lý rừng, vì chúng tôi nhận thức rằng nếu không trang bị kiến thức chuyên môn cần thiết cho các Ban quản lý rừng của chúng ta, thì những thách thức do áp lực và mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với đa dạng sinh học không thể được giải quyết một cách hiệu quả.

Thông qua các khoá đào tạo được thiết kế tuỳ chỉnh, chúng tôi đặt mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực bảo tồn của Việt Nam", ông Vũ Văn Hưng, Giám đốc Dự án VFBC, Phó trưởng Ban Quản lý dự án Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT phát biểu.

"Những nhà quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức hơn bao giờ hết trong công việc hàng ngày để bảo tồn rừng và đa dạng sinh học. Những áp lực và mối đe dọa ngày càng gia tăng nhưng năng lực của ban quản lý vẫn chưa theo kịp.

Mặc dù công nghệ và thiết bị có thể hỗ trợ phần nào, nhưng các kỹ năng mới và kiến thức cũng rất cần thiết để nâng cao công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi rừng và đa dạng sinh học", ông Nick Cox, Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học do USAID tài trợ của WWF nhấn mạnh.

Xem thêm
Tiểu vùng sông Mê Kông hợp tác quản lý bền vững nguồn nước xuyên biên giới

Hội nghị cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS lần thứ 10 diễn ra với chủ đề ‘Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mê Kông hội nhập’.

Hơn 1000 cán bộ quản lý đê chuyên trách chưa được hưởng ưu đãi nghề

Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và PCTT khẳng định, lực lượng chuyên trách quản lý đê điều giữ vai trò quan trọng trong việc xử lý sự cố, giữ an toàn hệ thống...

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Phát triển bền vững 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam

Các khu dự trữ sinh quyển hội tụ tính đa dạng sinh học, văn hóa đặc sắc, là chất xúc tác đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ bảo tồn môi trường toàn cầu.