| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu giai đoạn ra hoa

Thứ Sáu 01/07/2022 , 08:05 (GMT+7)

Kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu giai đoạn ra hoa rất quan trọng, giúp tăng năng suất, chất lượng của hạt tiêu.

Giá hồ tiêu thời gian qua đã nhích tăng trở lại, dù vậy, đà tăng vẫn bị trượt ở vài thời điểm. Tuy nhiên, so với mức giá chạm đáy của lúc trước, thì mức giá hiện tại dao động từ 70 - 80.000 đ/kg vẫn là rất khá với người trồng tiêu như anh Võ Văn Hiền ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Cần chú trọng bón phân hữu cơ cho hồ tiêu, kết hợp bón phân NPK hợp lý. Ảnh: NNVN.

Cần chú trọng bón phân hữu cơ cho hồ tiêu, kết hợp bón phân NPK hợp lý. Ảnh: NNVN.

Theo anh Hiền, tại Bình Phước, với cây tiêu, nhà vườn hầu hết đều chọn cách làm “cầm chừng”,  tức kết hợp mô hình chăn nuôi - trồng trọt. Vườn tiêu nhờ vậy không bị xóa xổ. Dây tiêu, phần lớn đều rất khỏe, không có biểu hiện gì của bệnh chết nhanh chết chậm vốn là căn bệnh ám ảnh mọi nhà vườn trồng hồ tiêu. Cách làm này cũng giúp các nhà vườn như anh Hiền đỡ tốn tiền mua phân hóa học như trước, nhất là ở thời điểm giá phân bón tăng cao như hiện nay. Bởi anh tận dụng được phân dê ủ làm phân hữu cơ rồi bón lại cho cây.

Năm nay, mùa mưa tới sớm, lượng mưa nhiều, đủ nước để cây tiêu ra hoa mà khỏi phải tưới thêm đợt nước bổ sung, lại giảm được chi phí. Anh Hiền cho biết sẽ đầu tư chăm sóc vườn tiêu bài bản hơn bằng cách bón phân chuồng như thường lệ, anh cũng sẽ tăng cường bón thêm phân NPK chuyên dùng phù hợp cho hồ tiêu để tăng khả năng cho cây ra hoa tập trung, đậu trái hiệu quả.

Thời gian qua, ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nhà vườn phát triển mô hình trồng hồ tiêu sinh học bằng cách kết hợp chăn nuôi dê và trồng tiêu. Cách làm này đã mang lại hiệu quả cao về kinh tế khi tận dụng phế phẩm là phân dê bón cho vườn tiêu, giúp giảm đáng kể chi phí phân hóa học. Đồng thời, cũng ghi nhận các bệnh hại ở cây tiêu giảm đáng kể. Thực tế, từ nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà khoa học cũng đã khẳng định bón đều đặn phân hữu cơ sẽ làm giảm mật số tuyến trùng, rệp sáp và một số loài nấm bệnh gây hại rễ trong đất trồng tiêu.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu cho hồ tiêu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Ảnh: Đăng Nghĩa.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu cho hồ tiêu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Ảnh: Đăng Nghĩa.

Hồ tiêu là loại cây mà bộ rễ rất nhạy cảm với sự tấn công của các loại dịch hại nguy hiểm có sẵn trong đất. Do đó, trong chế độ bón phân cho hồ tiêu cần đặc biệt lưu ý tới bón phân hữu cơ. Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, phù hợp với yêu cầu khá nghiêm ngặt của bộ rễ tiêu trong việc tiêu thoát nước trong mùa mưa.

- Trước giai đoạn ra hoa của tiêu cần tỉa dây (cành) đã ra hoa và chùm năm trước. Phun xịt thuốc rửa vườn cho sạch sẽ mầm bệnh để tránh hiện tượng rụng chuỗi hoa khi mới trỗ.

- Bón phân hữu cơ cho tiêu trước khi bón phân khoáng sẽ làm tăng hiệu lực của phân khoáng. Cụ thể: Phân chuồng hoai mục được bón hàng năm với lượng 10 - 15 kg/trụ. Bón vào đầu mùa mưa, chung quanh tán, cách gốc dây tiêu 30 - 40 cm rồi dùng rơm, cây phân xanh, cỏ khô tủ lên phân chuồng tránh mất dinh dưỡng trong phân.

Hạn chế đào rãnh sâu bón phân chuồng gây đứt rễ tiêu, vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các loại dịch hại rễ. Nếu không có phân chuồng, có thể sử dụng các loại phân hữu cơ của Bình Điền như hữu cơ đậm đặc Fertisoa bón 1 kg/trụ, bón 2 lần/năm hoặc phân hữu cơ vi sinh BLC 08, HCMK7, bón với liều lượng từ 2 - 3 kg/trụ, bón 2 lần/năm.

- Bón phân khoáng loại thúc ra hoa đầu mùa mưa như: NPK (19-12-6 TE) với liều lượng là 200 gr/trụ (gốc tiêu).

- Bón phân khoáng loại nuôi chuỗi quả sau khi đã thụ phấn và hình thành quả (quả còn nhỏ) bằng loại phân NPK (19- 9 – 19 + TE ) với liều lượng 200 - 250 gr/trụ (gốc tiêu).

- Nếu đất vườn có độ pHKCl < 5, hàng năm bón vôi cho vườn tiêu với lượng 500 kg/ha. Vôi được bón bằng cách rải đều trên mặt đất, hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón cho tiêu. Có thể thay thế vôi bằng Đầu Trâu Trung lượng Plus để cung cấp trung lượng và cải thiện dần độ chua của đất với lượng từ 500 – 700 kg/ha, bón vào đầu mùa mưa.

- Phân bón lá: Phun phân bón lá vào lúc sáng sớm và chiều mát. Các loại phân bón lá chuyên dùng cho hồ tiêu của Bình Điền Mê Kông là:

+ Đầu Trâu MK 5-45-10, phun vào thời kỳ ra hoa

+ Đầu Trâu MK 901, phun vào thời kỳ nuôi trái.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?