| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật trồng hoa Tiên Ông

Thứ Hai 02/03/2015 , 06:12 (GMT+7)

Hoa dạ lan hương, còn gọi là hoa Tiên Ông, loài hoa được cho là mang an khang đến mọi nhà.

Tên khoa học của hoa là Hyacinthus orientalis, thuộc lớp một lá mầm có hoa, trước đây được xếp vào họ Loa kèn (Liliaceae), mới được tách ra thành họ riêng Hyacinthaceae, thuộc bộ Măng tây (Asparagales). Xuất xứ của dạ lan hương từ vùng Địa Trung Hải.

Hoa dạ lan hương là loài cây thân thảo sống lâu năm phát triển từ thân củ giả. Mỗi cây có thể có 1 - 2 cành hoa dáng vẻ tao nhã với những bông hoa hình chuông 5 cánh mọc liên tiếp và nối vòng quanh trên một trụ hoa tạo thành một hình tháp dài 20 - 25 cm, được ví như giáng tiên.

Rễ mọc thành chùm quanh thân giả, nếu trồng trong bình thủy tinh có chứa nước (thủy canh) thì bộ rễ có màu trắng như cước, trông giống như bộ râu của tiên ông nên còn gọi là hoa Tiên Ông.

Hoa thường nở về ban đêm và có hương thơm rất quyến rũ, nhìn lạ mắt, thích hợp để trang trí trên bàn phòng khách, phòng làm việc với nhiều màu sắc phong phú với các giống khác nhau như trắng, đỏ, hồng, vàng, tím, xanh…

+ Xử lý củ giống: Hiện ở nước ta chưa SX được củ giống mà phải nhập nội từ Đài Loan (Trung Quốc) hoặc các nước khác từ vùng Địa Trung Hải. Củ giống cần được xử lý lạnh trước khi trồng mới có thể ra hoa to và đẹp.

Thường thì người bán đã xử lý lạnh trước; nếu chưa được xử lý thì cho vào túi nilon màu đen để trong kho mát có nhiệt độ từ 2 - 8 độ C. Với số lượng ít có thể để trong tủ lạnh gia đình sẽ đạt được nhiệt độ tiêu chuẩn.

+ Cách trồng: Nhiều người cho hay, ở Hà Nội mỗi năm hoa dạ lan hương chỉ nở một lần, vào dịp Tết Nguyên đán hoặc tháng 2 - 3 âm lịch tùy cách xử lý và điều kiện thời tiết nhưng hoa chơi được lâu tới 2 tháng mới tàn.

Do đó thời vụ trồng thích hợp để có chơi hoa vào dịp tết là trồng từ giữa thánh 9 âm lịch vì thời gian từ trồng đến cây ra hoa mất khoảng 13 tuần. Có 2 cánh trồng là trồng trên đất và trong nước.

- Trồng trên đất, trong chậu: Chuẩn bị giá thể bằng cách dùng loại đất phù sa ẩm, tơi xốp, thoát nước tốt trộn với cát (hoặc đá dăm, sỏi vụn, trấu) theo tỷ lệ: 1:1.

Nếu trồng chậu thì cho giá thể tới gần ngang miệng chậu, dưới đáy cõ lỗ thoát nước. Trồng củ sâu 10 cm và cách nhau 7,5 cm, chỉ để phần chóp củ nổi trên bề mặt đất. Tùy theo kích thước chậu, mỗi chậu có thể trồng từ 1, 3 hoặc 5 củ.

Không cần dùng chất trồng giàu dinh dưỡng hay bón phân sau khi trồng. Cần làm rãnh thoát nước hoặc mái che mưa, tránh để cây bị ngập úng. Sau trồng khoảng 13 tuần (tùy giống và điều kiện lạnh) cây bắt đầu trỗ ngồng, ra hoa.

Tùy theo nhu cầu của người mua mà nhổ cây cho vào bình thủy tinh (có chứa nước) hoặc trồng vào chậu để bán.

- Trồng thủy canh: Đây là phương pháp trồng được nhiều người ưa thích vì cây sẽ cho bộ rễ thanh tao trông như bộ râu tóc bạc phơ của ông tiên, đối lập mạnh mẽ với màu sắc rực rỡ của cụm hoa ở phía trên.

Nên sử dụng lọ thủy tinh trong suốt, phía trên thắt cổ chai để đặt củ giống cách mặt nước khoảng 1,5 cm để tránh gây ủng, thối. Trong khoảng thời gian đầu, khi bộ rễ còn non, chỉ nên đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng vừa phải. Sau khi rễ đã cứng cáp thì chuyển đến nơi sáng hơn..

+ Chăm sóc: Hoa dạ lan hương không cần phải bón phân sau khi trồng, chỉ cần tưới vừa đủ ẩm cho trường hợp trồng trên đất hoặc trong chậu, với cách trồng thủy canh thì không cần tưới.

Khi cây bắt đầu đâm chồi hoa nên đưa vào phòng lạnh 8 - 10 độ C để cây dễ đơm hoa, cho hoa đẹp và bền lâu.

Sau khoảng 2 tuần thì cho ra ngoài, nhiệt độ khoảng 18 độ C là thích hợp cho việc ra rễ và phát triển hoa. Có thể điều khiển được hoa nở theo ý muốn bằng cách pha thêm nước ấm vào bình nếu muốn cho hoa nở sớm, ngược lại cho nước lạnh sẽ kìm hãm cho hoa nở muộn.

+ Giữ giống cho vụ sau: Theo các kỹ sư trẻ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hoa dạ lan hương cũng giống các giống hoa có nguồn gốc ôn đới như lily, tuy líp, thủy tiên… nông dân cũng có thể tự để giống cho vụ sau ở quy mô nhỏ.

Khi thấy hoa chuyển màu, sắp tàn thì cắt bỏ cành hoa, đem trồng trên luống có mái che, bón thêm phân và tưới nước đủ ấm cho cây phát triển thêm một thời gian nữa.

Khi cây đã rụng hết là thì ngừng tưới nước để đất khô, đào lấy củ, làm sạch đất cho củ vào túi nilon đen bảo quản trong kho mát, lượng nhỏ thì cho vào ngăn mát tủ lạnh cho tới vụ trồng sau (giữa tháng 9 âm lịch).

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm