| Hotline: 0983.970.780

Du lịch nông thôn là câu chuyện năng lực nội sinh của địa phương

Thứ Sáu 22/09/2023 , 07:30 (GMT+7)

Thứ trưởng Trần Thanh Nam minh họa bằng cách kể lại câu chuyện về tổ hợp tác gồm 60 chị em phụ nữ chuyên làm cơm nắm thịt gà tại một địa phương Nhật Bản.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (ngồi giữa); bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM và ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 chủ trì diễn đàn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (ngồi giữa); bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM và ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 chủ trì diễn đàn.

Sáng 22/9, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Đơn vị Thường trực Diễn đàn Kết nối nông sản 970 phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. 

Dự và chủ trì diễn đàn có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam; bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM; ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970.

Ông Trần Cao, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thành viên Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 và bà Ngô Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cùng điều hành diễn đàn.

Diễn đàn 'Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP' được tổ chức vào sáng 22/9.

Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” được tổ chức vào sáng 22/9.

Bên cạnh đó, tham dự trực tiếp diễn đàn còn có đại diện lãnh đạo các tỉnh/thành phố; Sở NN-PTNT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương và gần 500 điểm cầu trực tuyến gồm đại diện các doanh nghiệp tham gia Chương trình OCOP, hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên từ các trường đại học, doanh nghiệp lữ hành, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, du lịch, các hộ gia đình, nghệ nhân…

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới (Quyết định số 922/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

Truyền hình trực tiếp Diễn đàn "Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP"

Với chủ đề “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”, diễn đàn nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại các địa phương và đề xuất các giải pháp xúc tiến thương mại. Thông qua diễn đàn, các sản phẩm nông đặc sản địa phương được giới thiệu cho khách du lịch với kỳ vọng đạt được mục tiêu kép, vừa phát triển du lịch, vừa giúp tiêu thụ sản phẩm nông sản tốt hơn.

Diễn đàn sẽ tập trung vào một số nội dung như thảo luận trong xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Việt Nam; Gia tăng giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch; Mỗi địa phương một sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn; Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng homestay; Chiến lược xây dựng thương hiệu tại các điểm du lịch nông nghiệp - nông thôn; Sản phẩm du lịch sức khỏe trong phát triển du lịch nông thôn. 

Ngoài ra, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố; sở, ban, ngành, địa phương; hiệp hội, doanh nghiệp và chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng; doanh nghiệp tham gia Chương trình OCOP; Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong… cũng sẽ tham gia đóng góp ý kiến cho diễn đàn.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cắt băng khai trương Không gian OCOP Nhân văn.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cắt băng khai trương Không gian OCOP Nhân văn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam; Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch và ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Tổng giám đốc Nam Miền Trung Group tại 'Không gian OCOP Nhân văn'.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam; Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch và ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Tổng giám đốc Nam Miền Trung Group tại “Không gian OCOP Nhân văn”.

Rất đông các đại biểu, phóng viên báo chí tham dự trực tiếp Diễn đàn 'Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP', sáng 22/9.

Rất đông các đại biểu, phóng viên báo chí tham dự trực tiếp Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”, sáng 22/9.

Bà con làng Gò Cỏ, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi theo dõi Diễn đàn qua hình thức trực tuyến.

Bà con làng Gò Cỏ, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi theo dõi Diễn đàn qua hình thức trực tuyến.

Điểm cầu trực tuyến tại Sở Văn hóa thể thao du lịch Hà Tĩnh.

Điểm cầu trực tuyến tại Sở Văn hóa thể thao du lịch Hà Tĩnh.

Để tham dự diễn đàn trực tuyến qua Zoom xin mời bấm vào đây. Hoặc bằng Zoom ID: 93763954617 & mật mã: 092322

Tất cảTổng thuật

11 giờ 00 phút

Du lịch nông thôn là câu chuyện năng lực nội sinh của địa phương

thu-truong-tran-thanh-nam-2

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ câu chuyện về năng lực nội sinh của địa phương tạo nên sự phát triển cho sản phẩm OCOP địa phương.

“Các ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, địa phương, doanh nghiệp đều hướng tới làm sao đẩy mạnh được phát triển du lịch nông thôn. Mặc dù thời gian qua, chương trình phát triển du lịch nông thôn đã đạt được nhiều hiệu quả, nhưng qua diễn đàn hôm nay, tôi càng thấy trách nhiệm của cơ quan được Chính phủ giao chủ trì là Bộ NN-PTNT cần nâng cao hơn nữa”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam kết luận.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh giá, Diễn đàn hôm nay có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, với hơn 300 điểm cầu, thu hút nhiều độc giả quan tâm theo dõi, nhất là bà con làm du lịch cộng đồng. Thứ trưởng biểu dương sáng kiến diễn đàn của Báo Nông nghiệp Việt Nam và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM.

Về sản phẩm OCOP, lãnh đạo Bộ NN-PTNT kể lại câu chuyện năm 2017 đi tham quan chương trình OCOP tại Nhật Bản về, Bộ NN-PTNT đã tham mưu Chính phủ phát triển chương trình này ở Việt Nam. Tính đến hiện tại, đây là sự tham mưu đúng, mang lại hiệu quả cho nhiều địa phương.

Khi tới đó, đoàn của Bộ NN-PTNT đã đi tham quan tổ hợp tác có 60 chị em phụ nữ làm về sản phẩm cơm nắm thịt gà từ 3 sản phẩm tại địa phương: gạo, gà, cây củ cải, để cung cấp cho công nhân nhà máy vùng đó.

“Người chỉ huy là một phụ nữ hơn 60 tuổi bị ung thư, khiến tôi rất ấn tượng và có suy nghĩ sâu sắc về chương trình OCOP này. Hỏi về kinh nghiệm, chị chia sẻ, làng chia ra bao nhiêu hộ trồng lúa, bao nhiêu hộ chỉ nuôi gà và số còn lại chỉ trồng củ cải. Đó chính là câu chuyện năng lực nội sinh của địa phương tạo nên sự phát triển cho sản phẩm OCOP địa phương”, Thứ trưởng nêu kinh nghiệm.

Hay khi Bộ thăm một homestay khác, lại nhìn thấy sự nỗ lực của từng hộ gia đình quảng bá nếp sống nơi mình ở để thu hút khách du lịch. Đồng thời, mỗi gia đình có một bàn trưng bày sản phẩm OCOP trước cửa. Đây là sự liên kết của những người dân địa phương trong phát triển sản phẩm nơi vùng miền mình.

Bộ NN-PTNT xác định phát triển sản phẩm OCOP Việt Nam cần 3 yếu tố. Thứ nhất, phát huy thế mạnh địa phương để nâng cao giá trị đó lên, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.

Ví dụ về sản phẩm cốc uống bia hơi với đặc trưng riêng là có những bọt li ti ở thành cốc. “Tôi trò chuyện với chủ cơ sở, họ bảo chỉ cần dừng một ngày là Hà Nội xôn xao vì đây là cốc uống bia hơi đặc trưng của Hà Nội. Từ câu chuyện nay, chúng ta có thể hiểu tầm quan trọng của một sản phẩm thế mạnh và phát huy sáng tạo của người dân địa phương”, Thứ trưởng nói.

Thứ hai, vấn đề liên kết sẽ khắc phục được tính nhỏ lẻ, để hình thành vùng sản xuất có sự liên kết giữa các hộ, các cơ sở thành sức mạnh, ứng phó với áp lực cơ chế thị trường.

Thứ ba, thương hiệu sản phẩm OCOP ở nông thôn có giá trị lớn mà chưa được nhìn nhận đúng mực. Vấn đề phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, “đánh mất thương hiệu là đánh mất tất cả”.

“Đặc điểm sản phẩm OCOP khác với sản phẩm khác là ngoài các tiêu chuẩn phải đạt được thì OCOP cần có sự tham gia của đông đủ ban ngành, Khi chấm một sản phẩm OCOP 5 sao, Hội đồng có Sở NN-PTNT, Sở Công Thương, Sở KH-CN, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế... Hơn nữa, 3 năm sẽ đánh giá lại sản phẩm OCOP một lần để đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Việt Nam hiện có hơn 10.000 sản phẩm OCOP, các trung tâm OCOP đang hình thành, nhiều doanh nghiệp chú trọng liên kết với các địa phương trong tiêu thụ OCOP là những tín hiệu được Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh giá là đáng mừng. Bộ NN-PTNT đang định hướng đưa sản phẩm OCOP ra nước ngoài, kết nối thông qua các Đại sứ quán, tổ chức hội chợ OCOP tại châu Âu.

Trong 5 năm vừa qua, Bộ tập trung phát triển OCOP trong nước, phát triển số lượng, củng cố chất lượng. Mỗi đặc sản địa phương mang đặc trưng khác nhau của từng vùng miền.

Để phát triển chất lượng nhiều hơn của các sản phẩm OCOP, Thứ trưởng đề nghị nên có các tổ kiểm tra định kỳ các sản phẩm OCOP, không để trường hợp 1 lần công nhận có hiệu lực 10 năm.

Về phát triển du lịch nông thôn, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, Thủ tướng đã ban hành quyết định về phát triển du lịch nông thôn. Bộ NN-PTNT ký văn bản liên tịch với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phát triển chương trình này.

Vấn đề đặt ra là đây đang là xu hướng của thế giới, lợi thế của Việt Nam. Bộ NN-PTNT muốn khai thác lĩnh vực này thành ngành kinh tế du lịch nông thôn và trở thành thương hiệu của Việt Nam, với sự hỗ trợ từ các sản phẩm OCOP.

Khi triển khai, Bộ NN-PTNT nhận ra 3 vấn đề từ các mô hình: Câu chuyện nếp sống của mỗi hộ gia đình tại địa phương, sản phẩm đặc trưng và câu chuyện văn hóa văn nghệ bảo tồn nét truyền thống. Cả 3 yếu tố này cần gắn với nhau.

Liên quan đến câu chuyện vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, cần xác định đất nông nghiệp trồng cây gì, nuôi con gì chứ không phải để chuyển hết làm homestay. Cần tạo ra cảnh quan nông thôn để giữ khách du lịch, đây mới là mô hình du lịch cộng đồng nông thôn homestay.

“Nhất là trong bối cảnh xuất khẩu lúa gạo là điểm nóng trên thị trường kinh tế thế giới thì chúng ta càng cần có ý thức bảo vệ đất nông nghiệp. Bộ cũng sẽ nghiên cứu lại đất HTX, đất làm trang trại, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Nghị định làm trang trại, nhưng sẽ có tỷ lệ nhất định để giữ đất nông nghiệp”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Để phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, Thứ trưởng NN-PTNT Trần Thanh Nam giao cho Văn phòng điều phối nông thôn mới làm việc với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM thành lập trung tâm tập huấn các lớp phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn.

Từ chia sẻ Việt Nam chưa có mô hình du lịch OCOP 5 sao, qua diễn đàn này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT mong muốn có thể hình thành được 1 bộ hồ sơ đạt chuẩn 5 sao. Thứ trưởng cho biết sẽ sớm có 1 bộ tài liệu tập huấn cho các địa phương về phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP.

Trước mắt, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam sẽ dành một nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch OCOP. Bộ NN-PTNT đã ký với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và triển khai văn bản đến các địa phương để đưa ra cơ chế hỗ trợ.

“Đặc biệt, đề nghị Báo Nông nghiệp Việt Nam chủ trì cùng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM và các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các mô hình điểm du lịch có bán sản phẩm OCOP. Từ đó, kéo theo nhiều địa phương cùng tham gia. Nếu làm được điều này thì đây chính là kết quả chính của diễn đàn hôm nay”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

10 giờ 40 phút

Độc, lạ, bền vững để thu hút khách du lịch

ong-tu-khanh

“Làm cái gì phải độc, lạ và có tính bền vững mới thu hút được khách du lịch. Mình không chỉ giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp mà còn tạo không gian cho những ai mỗi khi đến tham quan, thưởng ngoạn và được sống với không gian yên tĩnh của chốn quê”. Đây là chia sẻ của ông Đoàn Văn Khanh (ảnh), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Long Thuận (xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

Đã ngoài 70 tuổi, ông Khanh vẫn rất tâm huyết với khởi nghiệp nông nghiệp. Tham gia cách mạng năm 14 tuổi, ông đã dành những năm tháng tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước, nên khi về hưu, ông bắt đầu khởi nghiệp khá muộn - năm 53 tuổi. Sau kháng chiến, ông chịu 60% thương tật nhưng vẫn đau đáu khi thấy nông nghiệp địa phương chưa được phát triển triệt để.

Vốn không được đào tạo chuyên ngành, ông làm việc với các kỹ sư, nhà khoa học để cho ra đời 42 sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm chiết xuất từ những loại cây sẵn có này. Trong số đó, có 12 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP 4 sao.

Bên cạnh đó, ông Khanh đã tận dụng 8.000m2 đất vườn trồng bưởi, dừa sáp và nhiều loại thuốc nam khác, người cựu chiến binh này không chỉ phát triển nông nghiệp mà còn quảng bá hình ảnh con người và quê hương miền Tây với khu du lịch mang tên “Ve chai Thần kỳ”. Ông được bà con biết đến trong vùng với cái tên thân thương là “Tư Khanh”.

Ông Tư Khanh thiết kế những cây cầu bằng thép cao chót vót trên ngọn dừa, thành một hệ thống giao thông trên cao, có bậc thang đi lên để dạo vòng quanh khu vườn. Ông không chỉ nỗ lực tạo cảnh quan cho địa phương mà còn hướng tới đảm bảo an toàn cho du khách.

Tham luận tại diễn đàn, lão nông qua tuổi xưa nay hiếm đề nghị Nhà nước thực hiện đúng những cam kết, mục tiêu đã đặt ra, không để chính sách làm rào cản cho phát triển nông nghiệp du lịch. Từ đó, những doanh nghiệp khởi nghiệp như ông Khanh có thể phát triển du lịch nông nghiệp kết hợp quảng bá sản phẩm OCOP thuận lợi hơn.

10 giờ 30 phút

Miền đất hứa cho lực lượng lao động trẻ

ong-pham-quoc-liem

Theo ông Phạm Quốc Liêm (ảnh), Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm), số lượng sản phẩm OCOP tăng mạnh thời gian qua (lên tới khoảng 10.000). OCOP được xem là sản phẩm kết tinh cho văn hóa, truyền thống của nền nông nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tăng nhanh số lượng sản phẩm OCOP cũng đặt ra những thách thức, buộc các chủ thể sản xuất phải tập trung vào yếu tố khác biệt, đồng thời tăng cường tìm hiểu để phù hợp với thị hiếu thị trường. “Người dân Việt Nam đã có kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất phong phú, đa dạng các nông đặc sản. Chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao hơn nữa, bằng cách xây dựng các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu lớn phục vụ xuất khẩu”, ông Liêm nhận xét.

Về chủ đề diễn đàn hôm nay, ông Liêm đánh giá, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu của nhiều địa phương. Dù vậy, quá trình này cần được triển khai một cách bài bản, đồng bộ bởi các chủ thể trong chuỗi còn phải quan tâm đến chi phí, tiếp thị.

z4715449246855_d9aafdaae37625e6aadf67a6f137737c

Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu của nhiều địa phương.

Trong bối cảnh hiện tại, lãnh đạo Unifarm tin rằng các HTX, người nông dân nên tập trung năng lực cạnh tranh, phát triển tiềm năng sẵn có. “Chỉ khi có thương hiệu nhất định và được biết đến, các chủ thể hẵng kết hợp du lịch để tăng cường quảng bá và giá trị cho sản phẩm nông nghiệp”, ông Liêm nói.

Về lâu dài, phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP và nông đặc sản sẽ là miền đất hứa cho lực lượng lao động trẻ. Với tư duy mới, hiện đại, đây sẽ là nguồn nhân lực phù hợp, bổ khuyết cho các mô hình hiện tại.

10 giờ 20 phút

Hình thành bản đồ du lịch ẩm thực online

ong-chu-hong-minh

Ông Chử Hồng Minh, Phó Tổng Giám đốc Vietravel, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam cho rằng có 3 trụ cột cần xác định trong phát triển du lịch gắn với văn hóa ẩm thực, gồm: Yếu tố văn hóa, dinh dưỡng và kinh tế.

Với góc nhìn từ kinh nghiệm của Giám đốc Đề án phát triển thương hiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia (2022 – 2024), ông Minh cho biết, cần hình thành liên kết các bên giữa doanh nghiệp, địa phương đến người làm chuyên môn, nghệ nhân ẩm thực.

Đề án phát triển thương hiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam được chia làm 3 cấu phần, trong đó tập trung xây dựng hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu Việt Nam. Hiện Đề án đã chọn được 121 món trên 55 tỉnh/thành, cuối năm nay sẽ hoàn thành con số 1.000 món. Đây là cơ sở để những người làm du lịch, ẩm thực có thể làm đề cương truyền thông.

“Bảo người nông dân làm du lịch là rất khó. Họ không thể làm thương hiệu hay kết nối các bên liên quan. Hiểu được điều này, Đề án đã tạo ra bản đồ ẩm thực Việt Nam, đưa dữ liệu 1.000 món đặc sản lên bản đồ”, ông Minh giới thiệu.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam, để làm truyền thông hiệu quả, Đề án đã tạo ra công cụ là trang web “Vietnamfoodmap.com”, qua đó, khách hàng có thể tìm hiểu các đặc sản của từng vùng miền trên không gian số trước khi họ thực hiện tour du lịch ẩm thực.

“Định vị là chương trình mang tính quốc gia, từ năm 2023, chúng tôi sẽ chuyển giao bản đồ này cho các địa phương, với mạng lưới các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, các nghệ nhân, đầu bếp, địa chỉ uy tín để các bên có thể kết nối phát triển du lịch ẩm thực”, ông Minh nói.

Khi đã chuyển giao, Đề án sẽ hỗ trợ các bên kết nối để phát triển du lịch và ẩm thực địa phương. Từ kinh nghiệm triển khai đề án, ông Chử Hồng Minh tin rằng có thể hỗ trợ các bên đạt được hiệu quả hợp tác và mang lại giá trị cho nhiều bên.

10 giờ 10 phút

Địa phương cần xác lập tour, tuyến gắn với OCOP

ong-nguyen-hoang-anh

Ông Nguyễn Hoàng Anh (ảnh), Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Nam Miền Trung Group cho rằng việc đưa chương trình OCOP thành thương hiệu mang tầm quốc gia có giá trị to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Trong giai đoạn này, ông Hoàng Anh cho rằng Ban chỉ đạo OCOP cần xác lập thêm tiêu chuẩn, tiêu chí để bảo đảm giá trị sản phẩm, tránh cho sản phẩm OCOP bị lạm dụng, mai một, không thể phát huy giá trị tối đa. Tất cả địa phương hiểu rằng đây là chương trình hay, giá trị, như vậy, các địa phương cần xác lập tour, tuyến gắn với địa điểm là sản phẩm OCOP, giao Sở Du lịch, và đầu mối du lịch để quảng bá sản phẩm và giá trị sản phẩm OCOP.

Với 65% dân số nông thôn, có liên quan hoặc sống phụ thuộc vào nông nghiệp, ông Hoàng Anh cho rằng Chương trình OCOP đang được xã hội đón nhận tích cực, việc phát huy thương hiệu OCOP cũng thể hiện sự đồng thuận xã hội để tạo ra các sản phẩm giá trị. Ở giai đoạn mới, thương hiệu OCOP được khẳng định với những sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, chương trình cần phát huy giá trị kết nối, giá trị thị trường để thông qua thương hiệu OCOP có thể giúp kết nối giao thương, kết nối giá trị dịch vụ, văn hóa, du lịch.

Ngoài ra, cần quy hoạch vùng miền, các địa điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương để thúc đẩy mua bán các sản phẩm OCOP vùng, góp phần đưa sản phẩm OCOP ra thị trường mạnh mẽ hơn.

10 giờ 00 phút

Cần thành lập ‘làng OCOP’, phát triển du lịch nông thôn

ba-ho-kim-lien

“Với lịch sử hơn 200 năm, nước mắm truyền thống Phú Quốc là niềm tự hào và đã trở thành nét văn hóa của người dân vùng đảo”, bà Hồ Kim Liên (ảnh) bày tỏ. Bà Liên là Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Khải Hoàn - công ty sản xuất nước mắm lớn nhất tại đảo Phú Quốc, được 28 quốc gia EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Trong 19 năm Công ty Khải Hoàn vừa kinh doanh nước mắm, vừa làm du lịch trên đảo, thương hiệu này chưa hề tốn kinh phí cho truyền thông. Thay vào đó, chính chất lượng sản phẩm và câu chuyện văn hóa bản địa trong hương vị nước mắm đã thu hút khách du lịch tới đảo Phú Quốc.

Với kinh nghiệm của mình, bà Liên cho rằng doanh nghiệp du lịch nông thôn cần hiểu văn hóa địa phương, nhu cầu khách du lịch và xu hướng quốc tế. Từ khi tiếp nhận chương trình OCOP và nhận danh hiệu 5 sao, nước mắm Khải Hoàn đã trở thành đại diện của cộng đồng dân cư Phú Quốc, góp phần giữ gìn truyền thống địa phương.

Chia sẻ tâm huyết làm nghề, bà Liên nói: “Nước mắm Phú Quốc, cũng như miền Trung, miền Bắc, được đặc trưng bởi thổ nhưỡng từng khu vực. Do đó, người làm nước mắm cần cảm nhận thổ nhưỡng nơi mình sống, đặt mình vào dòng chảy lịch sử để tiếp nối truyền thống nghề làm mắm của ông cha”.

Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cho rằng phát triển bền vững lại cần sự chung tay của doanh nghiệp, chính quyền, nông dân nhằm kết nối hệ thống du lịch toàn diện. Bà đề nghị Nhà nước quan tâm phát triển mạng lưới sản phẩm OCOP, kết nối các thương hiệu với nhà tổ chức du lịch lữ hành, từ đó thiết lập mạng lưới du lịch nông nghiệp kết hợp tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Theo bà Liên, không gian tập trung ‘làng OCOP’ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương. Đây không chỉ là không gian tích hợp để quảng bá tới khách du lịch, mà còn giúp các doanh nghiệp OCOP học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

9 giờ 40 phút

Đồng Nai: Du lịch nông nghiệp phải gắn với tín hiệu thị trường

du lich vuon DN

Dịch vụ du lịch vườn ở Long Khánh (Đồng Nai) với lượng đông khách đến tham quan thưởng thức các loại trái cây đặc sản tại vườn. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chia sẻ, địa phương hiện chưa triển khai nhiều mô hình phát triển du lịch gắn với quảng bá nông đặc sản và sản phẩm OCOP. Là một tỉnh có GDP nhóm nông lâm nghiệp chiếm chưa đến 10%, hiện Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch số 172/KH-UBND đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023-2025.

Theo ông Phi, một số thế mạnh du lịch gắn với nông lâm nghiệp của Đồng Nai là du lịch trải nghiệm rừng, du lịch miệt vườn. “Chúng tôi rất quan tâm đến du lịch môi trường rừng, du lịch công trình hồ đập”, ông chia sẻ.

Do mới triển khai các kế hoạch liên quan đến phát triển du lịch nông nghiệp, Đồng Nai rất quan tâm đến khung pháp lý, cũng như các vấn đề liên quan tới an ninh trật tự, phát triển bền vững. Ngoài ra, địa phương mong muốn phát triển sản phẩm liên quan tới nông nghiệp, trong đó có du lịch, phải gắn với tín hiệu thị trường.

Thông qua diễn đàn, Phó Chủ tịch Võ Văn Phi đề nghị Bộ NN-PTNT xây dựng một chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp mang định hướng dài hạn, giúp nhà đầu tư yên tâm rót vốn. Đây cũng là tiền đề cho tỉnh xây dựng các cơ chế hỗ trợ hạ tầng, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá giới thiệu sản phẩm… Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị Trung ương bố trí kinh phí để xây dựng các mô hình mẫu về du lịch nông nghiệp. Cùng với đó, lồng ghép các khu vực tổ chức thực hiện với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành và quy hoạch địa phương.

Thời gian tới, Đồng Nai đề ra một số mục tiêu cụ thể như: Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn của tỉnh; Công nhận từ 1- 3 điểm du lịch nông thôn tại các địa phương; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số.

9 giờ 30 phút

Hậu Giang kiến nghị tạo thuận lợi chuyển mục đích sử dụng đất

vuon-dau-thien-an2

Vườn dâu Thiên Ân là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, địa phương cũng như các tỉnh ĐBSCL có lợi thế về du lịch nông nghiệp. “Trong thời gian chờ sửa Luật Đất đai, kiến nghị Bộ NN-PTNT tham mưu để cụ thể hóa Nghị quyết 20 về kinh tế tập thể gắn với phát triển du lịch thời gian tới”.

Hậu Giang hiện có hơn 40.000ha cây ăn trái, trên cơ sở đó, tỉnh xác định, nông nghiệp là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá, trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 4,19%. Trong thời gian qua, tỉnh cũng tập trung cơ chế chính sách phát triển du lịch nông nghiệp.

Hậu Giang hiện có khoảng 175 sản phẩm OCOP và đang đề nghị Văn phòng điều phối nông thôn mới xem xét 5 sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh. Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành 2 nghị quyết quan trọng về phát triển du lịch nông thôn. “Chúng tôi cũng cập nhật Nghị quyết 19, 20 của BCH Trung ương Đảng để đưa vào Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời đưa ra Nghị quyết phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái gắn với sản phẩm du lịch”, ông Tuyên nói.

Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Hậu Giang đang tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp hiện hữu của người dân, hỗ trợ đầu tư thêm thu hút khách du lịch. Ví dụ như vườn măng cụt 100 tuổi, vườn chôm chôm, sầu riêng, trại sữa dê Mộc Đào, vườn dâu Thiên Ân, khu du lịch mùa xuân. Tỉnh cũng tập trung hỗ trợ các điểm mô hình kinh tế tuần hoàn thành mô hình phát triển du lịch nông nghiệp.

Tuy thế, Hậu Giang cũng đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông. Sản phẩm du lịch mùa vụ không thể kinh doanh thường xuyên, ảnh hưởng đến lượng khách. Phát triển du lịch chủ yếu theo kinh tế hộ còn nhỏ lẻ, kinh nghiệm trong quản lý điều hành phát triển du lịch còn hạn chế.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cũng trăn trở về vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong phát triển du lịch nông nghiệp. Do đó, ông Trương Cảnh Tuyên kiến nghị sửa đổi Nghị định 57 về phát triển du lịch nông thôn, tuy chính sách đã được ban hành nhưng doanh nghiệp vẫn đang khó tiếp cận.

9 giờ 10 phút

Du lịch sức khỏe gắn kết chặt chẽ với y dược cổ truyền

ong-do-tan-khoa

Ông Đỗ Tân Khoa (ảnh), Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM cho biết “Sản phẩm du lịch sức khỏe” có sự gắn kết chặt chẽ với y dược cổ truyền vì tính hấp dẫn, đa dạng, thuận tiện ở các nội dung: Cung cấp các dịch vụ nâng cao sức khỏe dễ thực hiện như: Xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân thảo dược, gội đầu thảo dược, massage chân…; Cung cấp các sản phẩm về dược liệu và thuốc của địa phương (cây thuốc, con vật làm thuốc, từ nguồn suối khoáng...); các dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu (trà thuốc, vị thuốc đã sơ chế, rượu ngâm dược liệu, mật ong...).

Thông qua sản phẩm du lịch để giới thiệu - quảng bá văn hóa địa phương bằng những “câu chuyện” về văn hóa, về con người, về đặc sản của vùng miền, những sản phẩm OCOP. Gắn kết và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch cùng nông đặc sản, sản phẩm OCOP cho du khách trong và sau khi đi du lịch, cũng như góp phần lan tỏa tới cộng đồng.

Mô hình du lịch sức khỏe dự kiến có thể áp dụng cho khách theo tour, đoàn cũng như khách lẻ, khách lưu trú homestay thông qua các sản phẩm phục hồi, nâng cao sức khỏe bằng xoa bóp bấm huyệt, massage chân, ngâm chân thảo dược, trà thuốc, nước khoáng… của địa phương. Các sản phẩm “làm quà” từ dược liệu, nông đặc sản của địa phương. Ở một số vùng miền có thể cung cấp thực phẩm sạch - thực phẩm bảo vệ sức khỏe như các loại rau - thuốc (rau má, hạt sen tươi, thịt gia súc, gia cầm nuôi bằng thảo dược...).

Ông Khoa gợi ý, có thể phát triển mô hình nghỉ dưỡng kết hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với nòng cốt là y dược cổ truyền tại các địa phương, các khu du lịch có tiềm năng. Trong đó, xây dựng một số dòng cung ứng sản phẩm du lịch sức khỏe gắn kết với sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch như du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền (bằng xoa bóp bấm huyệt - phục hồi chức năng, xông hơi, ngâm chân thảo dược...);

Du lịch dược liệu và thuốc cổ truyền: Xây dựng dòng cung ứng sản phẩm dịch vụ tham quan và mua sắm dược liệu, thuốc cổ truyền, các nông sản đặc hữu của địa phương; Du lịch khám phá y dược cổ truyền và khám phá văn hóa bản địa bằng các dòng sản phẩm cung ứng dịch vụ tham quan mua sắm, trải nghiệm các sản phẩm du lịch sức khỏe kết hợp với thưởng thức các món ẩm thực đậm chất y dược cổ truyền tại địa phương theo miền, khí hậu, thời tiết …

9 giờ 00 phút

6 bước xây dựng thương hiệu du lịch

ong-phan-bao-giang

“Riêng hợp phần du lịch nông nghiệp, cần có sự phối hợp không thể tách rời giữa ngành nông nghiệp và du lịch. Phát triển du lịch cần sự tham gia của liên ngành, nhiều bên liên quan”, ông Phan Bảo Giang (ảnh), Trưởng khoa Marketing Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM nói.

Dẫn lời Bộ trưởng Lê Minh Hoan, “Thương hiệu phải được xây dựng từ nhân hiệu”, ông Giang nhìn nhận để xây dựng một thương hiệu du lịch nông nghiệp cần nâng cao hơn nữa vai trò của doanh nghiệp khai thác dịch vụ. Bởi đó là khâu trung gian, vừa kết nối bà con nông dân, vừa cung cấp trải nghiệm trực tiếp cho khách du lịch.

“Thương hiệu là thứ vô hình, và chỉ được nhận biết thông qua cảm nhận. Nó cần được chuyển hóa thành những thứ cụ thể, như logo, bao bì, bài hát, đại sứ thương hiệu”, ông Giang nói. Trong đó, doanh nghiệp sẽ giúp phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch nông nghiệp chất lượng cao, xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam chuyên nghiệp, gây ấn tượng cho bạn bè quốc tế. Qua hợp tác với chính phủ, địa phương và nông dân, cộng đồng doanh nghiệp sẽ xây dựng thương hiệu du lịch nông nghiệp bền vững, lan tỏa.

Ông Giang chia sẻ thêm 6 bước xây dựng thương hiệu du lịch: xác định mục tiêu; phân tích thị trường để xác định cơ hội, thách thức; phát triển bản sắc thương hiệu và thông điệp mạnh mẽ; tạo ra các thương hiệu hấp dẫn, nhất quán về mặt thị giác; tiếp thị và truyền thông thương hiệu đến đối tượng mục tiêu; và đo lường kết quả, tiếp tục cải thiện thương hiệu.

8 giờ 50 phút

Thay đổi tư duy làm dịch vụ - công thức để thành công

ong-duong-minh-binh

“Du lịch cộng đồng phát triển khá mạnh ở Việt Nam hiện nay. Đây là loại hình giúp người dân phát triển sinh kế, bảo tồn văn hóa”, ông Dương Minh Bình (ảnh), Giám đốc Công ty CBT Travel, đánh giá. Thông qua du lịch cộng đồng, người dân được tạo công ăn việc làm, đồng thời từng bước nâng cao ý thức khôi phục môi trường sống, bản sắc dân tộc, giúp hình thành điểm khác biệt để thu hút và giới thiệu đến khách du lịch.

Tổng quan về kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng, ông Bình đưa ra công thức “6E, 4 Dễ” (Six E, Four Easy). Trong đó, 6E gồm: Engage (Kết nối), Educate (Giáo dục), Empower (Nâng cao năng lực), Encourage (Thúc đẩy), Earning (Thu nhập), Expand (Nhân rộng).

4 Dễ là: Tạo dựng - Vận hành - Quản lý - Kinh doanh. Để có thể trưng dụng cơ sở vật chất hiện có của người dân, ông Bình khuyên cộng đồng tập trung cải tạo, nâng cấp nhà, khuôn viên, cải tạo khu lưu trú, vệ sinh. Cùng với đó, là nâng cao chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ.

“Tôi cam đoan với quý vị, nếu đến điểm tham quan mà có 1 ly nước chè, 1 chiếc khăn lạnh, và được mặc những bộ trang phục truyền thống, thì du khách có thể cảm nhận được sự khác biệt”, ông Bình chia sẻ.

du-lich-cong-dong-3__1635327416

Du lịch cộng đồng giúp gắn kết mối quan hệ giữa du khách và người dân bản địa.

Trên quan điểm đó, CBT đã tham gia xây dựng những mô hình tương đối thành công tại Mai Châu, Hòa Bình đạt doanh thu hơn 2,5 tỉ; Sa Đéc, Đồng Tháp đón hàng nghìn lượt khách mỗi năm, nộp ngân sách gấp 40 lần so với trồng hoa và nuôi ếch trước đây.

“Thông qua việc truyền cảm hứng và chia sẻ kinh nghiệm, CBT Travel khuyến khích người dân thay đổi tư duy về làm dịch vụ từ đó thay đổi cách làm du lịch”, ông bày tỏ.

8 giờ 40 phút

OCOP ở Việt Nam đa dạng, nhưng thiếu đặc trưng

ba-phan-yen-ly

Đồng tình với ý kiến tham luận của Giám đốc Saigon Asset, bà Phan Yến Ly (ảnh), Giám đốc Công ty Tư vấn Truyền thông và Sự kiện Cánh Cam nhận định, sản phẩm OCOP ở Việt Nam tuy đa dạng nhưng chưa có tính đặc trưng. Góc nhìn của nhà lữ hành cho thấy ngành du lịch "xanh" đang phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân nhưng nhỏ lẻ, manh mún và có nhiều sự trùng lặp giữa sản phẩm OCOP các xã, huyện.

Do đó, bà Phan Yến Ly đề xuất giải pháp “Mỗi huyện, mỗi xã một sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc trưng” – One Region One Agriculture Product (OROAP). Theo bà Ly, sáng kiến này sẽ làm mới và đồng bộ hóa chương trình OCOP, vốn đã rất thành công trong phát triển đặc thù vùng miền thông qua sản phẩm văn hóa.

“Phong trào này sẽ giúp các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn của các tỉnh thành không bị trùng lặp, nhàm chán; tránh cạnh tranh không lành mạnh; tạo nên sức hút du khách qua các thông điệp và câu chuyện truyền thông riêng biệt và đặc biệt giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có dịp nhìn lại du lịch nông nghiệp, nông thôn của địa phương mình sâu sát hơn trong việc quản lý cũng như đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp”, bà Ly nói.

Qua đó, chính sách quản lý, nghiên cứu văn hóa, cũng như phương pháp quảng bá cũng sẽ đồng hành với du lịch nông nghiệp lữ hành. Phát triển toàn diện sẽ tạo câu chuyện truyền thông mới lạ, thổi hồn và xâu chuỗi các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng bởi hệ sinh thái các vùng miền.

bi-xanh-ba-be

Mô hình trồng bí xanh thơm, sản phẩm OCOP 3 sao, gắn với du lịch nông thôn tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Bà Ly lấy ví dụ về giải pháp “Mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng” của TP. HCM đã giúp huy động nguồn lực của các địa phương trong việc khai thác tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Chương trình đã truyền cảm hứng cho người làm du lịch ở TP. HCM. Vì vậy, có thể lan rộng mô hình nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch vùng miền, thu hút sự quan tâm của du khách về nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa, lịch sử, ẩm thực và cả nông nghiệp đặc trưng các địa phương.

8 giờ 30 phút

Một số doanh nghiệp quan tâm ‘hoa hồng’ hơn là chất lượng sản phẩm OCOP

ong-nguyen-trong-nghia

"Hơn 10.000 sản phẩm OCOP hiện nay là cơ sở để phát triển các tour tuyến du lịch nông thôn”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa (ảnh), Giám đốc Công ty Saigon Asset mở đầu phần tham luận. Đại diện Saigon Asset, cho rằng có 4 yếu tố cần xem xét trong mối quan hệ giữa OCOP và du lịch nông thôn.

Thứ nhất, sản phẩm OCOP là sản phẩm đặc thù của từng địa phương, nhưng khi đã phát triển hơn 10.000 sản phẩm thì việc trùng lặp các sản phẩm đang diễn ra khá nhiều. “Khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, chúng ta đều thấy nhiều sản phẩm na ná giống nhau. Ví dụ như quả bưởi da xanh, xuất phát đầu tiên ở Bến Tre nhưng khi tới miền Trung cũng được nhận là đặc sản nơi đây”, ông Nghĩa nói.

Ở góc độ làm du lịch các tour tuyến khi giới thiệu đây là sản phẩm đặc sản của địa phương thì khách hàng nói sản phẩm nơi này nơi kia cũng có, khiến doanh nghiệp du lịch thấy “hơi ngại” với khách hàng, liệu đây có thật sự là sản phẩm đặc sản của địa phương này không?

Do đó, ông Nghĩa cho rằng cần có bước đánh giá cụ thể hơn, chọn lọc kỹ lưỡng hơn nữa để sản phẩm OCOP thật sự là đặc sản mang tính đặc thù, hương vị đặc trưng của văn hóa địa phương đó, tạo thuận lợi hơn phát triển du lịch nông thôn địa phương đó.

Thứ hai, đối với sản phẩm OCOP mang tính thủ công nhiều hơn, nhưng khi sản xuất công nghiệp đại trà thì làm mất tính đặc thù thủ công của địa phương đó. Ví dụ như bánh pía Sóc Trăng có từ lâu đời, nhưng khi được sản xuất công nghiệp thì đang có mặt ở rất nhiều nơi, nhiều kênh phân phối khác nhau.

Từ thực tế đó, Saigon Asset cho rằng, bên cạnh việc đồng hành cùng công nghiệp phát triển nhân rộng sản phẩm OCOP cũng nên chú trọng đến giữ nguyên các nguyên liệu đặc thù, giữ nguyên một số sản phẩm đặc thù riêng biệt cho nguyên địa phương đó.

Thứ ba, ông Nghĩa kể lại việc thiết kế các tour tuyến đã hợp tác với nhiều đơn vị sản xuất OCOP. Ban đầu, khi các đơn vị này chưa có thương hiệu, họ khá cởi mở khi hợp tác với công ty. Nhưng khi họ có thương hiệu rồi họ lại muốn tách ra hoặc phá vỡ hợp tác. Đây là yếu tố thiếu công bằng, vì vậy cần có cơ chế để đảm bảo tính bền vững hợp tác giữa các công ty du lịch nông thôn và các đơn vị địa phương.

“Thứ tư, khi phát triển ở các địa phương, chúng tôi cũng cần quan sát xem địa phương đó cũng những sản phẩm đặc thù, đặc trưng như thế nào để phát triển tour tuyến”. Như vậy đây là mối quan hệ đồng hành trực tiếp. Các tour tuyến du lịch thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và ngược lại sản phẩm OCOP là yếu tố thúc đẩy phát triển tour tuyến địa phương đó.

Tuy nhiên, nhiều công ty du lịch đang chưa quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm OCOP ở địa phương mà họ quan tâm nhiều hơn đến “hoa hồng” là bao nhiêu, dẫn đến mất niềm tin của khách sử dụng.

“Tôi hy vọng rằng, các đồng nghiệp của tôi quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn cẩn thận sản phẩm OCOP để phối hợp phát triển du lịch nông thôn. Và khi đã chọn lựa rồi, hãy đồng hành cùng họ để phát triển sản phẩm OCOP hơn nữa”, ông Nghĩa đề nghị.

8 giờ 20 phút

OCOP và du lịch nông thôn có mối quan hệ ‘hữu cơ’

ong-phuong-dinh-anh

Ông Phương Đình Anh (ảnh), Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã bước sang năm thứ 13, khi tổng kết chương trình giai đoạn 1 (2010-2015), chương trình có bất cập đó là khá nhiều đia phương còn tập trung quá nhiều cho phát triển hệ thống hạ tầng mà chưa chú trọng phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân ở nông thôn.

Tuy nhiên, ở những năm đầu tiên ở giai đoạn 2 chương trình, từ năm 2016, Ban Chỉ đạo Trung ương và lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã chú trọng đến vấn đề này hơn và đưa ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất trên toàn nông thôn, giúp người nông dân nâng cao thu nhập. Từ đó, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP ra đời vào năm 2018.

“Đến nay, chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền. Hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền. Thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng khó khăn và các nhóm yếu thế như: đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ”, ông Đình Anh tóm tắt về OCOP.

z4715449737250_57e6e91fb0b71d7d82486aadf40caf1e

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP.

Ông Đình Anh cho rằng phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP cũng góp phần truyền tải các câu chuyện và giá trị văn hóa về du lịch nông thôn. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP.

Tuy nhiên, đại diện Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương chỉ ra một số mặt hạn chế trong mối quan hệ “hữu cơ” này. Các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ chương trình OCOP, chương trình du lịch nông thôn và các chương trình khác.

Theo ông Đình Anh, có những kế hoạch chưa có sự gắn kết với nhau như kế hoạch phát triển du lịch nông thôn chưa có sự thể hiện rõ vai trò góp phần thúc đẩy sản phẩm OCOP, hay có kế hoạch chỉ tập trung thúc đẩy nhiều sản phẩm OCOP lại thiếu giải pháp kết nối với chương trình phát triển du lịch nông thôn địa phương.

8 giờ 10 phút

Phát triển du lịch theo hướng nhân văn, sinh thái

ba ngo thi phuong lan

Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM: “Gắn du lịch với phát triển nông nghiệp là điều không mới, nhưng chúng ta cần làm thế nào để du lịch trở nên nhân văn, du lịch xanh và sinh thái hơn”.

Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM chia sẻ, nông nghiệp không còn đơn thuần là trồng con gì, nuôi con gì mà cần định hướng tạo ra những giá trị mới, phù hợp với xu thế mới.

Một trong số đó, theo bà Lan, là phát triển du lịch nông nghiệp. Bởi đây là giải pháp bền vững, giúp người nông dân tăng thêm thu nhập trên chính mảnh ruộng của mình, đồng thời gắn thêm được tiêu thụ nông đặc sản, nhất là nhóm sản phẩm OCOP.

“Gắn du lịch với phát triển nông nghiệp là điều không mới, nhưng chúng ta cần làm thế nào để du lịch trở nên nhân văn, du lịch xanh và sinh thái hơn”, bà Lan đặt vấn đề.

Liên quan tới nông nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có hơn 90 đề tài hợp tác, trong đó hơn 50 chương trình được dành cho vùng ĐBSCL. Một số đề tài tiêu biểu như phát triển du lịch thông minh ở Bình Dương.

Thông qua diễn đàn 970, vị hiệu trưởng gửi lời tri ân đến tầm nhìn của Bộ NN-PTNT và sự tạo điều kiện của lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ trực thuộc, liên quan, các địa phương đã nhiệt tình tham gia, đóng góp ý kiến từ lúc triển khai thực hiện. Bà Lan tin rằng, những nội dung được thảo luận hôm nay sẽ giúp ích cho các chương trình hoạt động tiếp theo của nhà trường.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Bình luận mới nhất