| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng ngành tôm vượt khó năm 2020

Thứ Sáu 08/05/2020 , 19:39 (GMT+7)

Phát triển ngành tôm vẫn là lợi thế lớn. Vượt qua ảnh hưởng dịch Covid-19, thị trường có xu hướng hồi phục, phấn đấu xuất khẩu đạt 3,5-3,8 tỷ USD, tăng 3-4% so năm 2019.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị 'Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020', tại TP Sóc Trăng ngày 8/5. Ảnh: Trọng Linh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị "Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020", tại TP Sóc Trăng ngày 8/5. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 8/5, tại TP Sóc Trăng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020”, do Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức. Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo UBND, Sở NN-PTNT các tỉnh nuôi tôm nước lợ, các Hiệp hội, hội và các DN lớn tham gia chuỗi giá trị ngành tôm tham dự.

Đã qua 4 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh ngành tôm đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp diễn và khó dự báo, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và hoạt động thương mại. Bên cạnh đó biến đổi khí hậu, thời tiết hạn hán và mặn xâm nhập sớm và khốc liệt ở ĐBSCL.

Vì vậy nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị, Bộ trưởng khẳng định cần phát huy lợi thế, các điều kiện thuận lợi, chế ngự khó khăn bất lợi, nhằm thực hiện các giải pháp phát triển bền vững, đạt thắng lợi bội thu cho ngành tôm trong năm 2020.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu (thứ hai từ trái sang) cùng lãnh đạo Bộ NN- PTNT tham gia chủ trì Hội nghị 'Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020'. Ảnh: Trọng Linh.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu (thứ hai từ trái sang) cùng lãnh đạo Bộ NN- PTNT tham gia chủ trì Hội nghị "Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020". Ảnh: Trọng Linh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nhận định: Năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp nước ta đạt  trên 41 tỷ USD. Trong đó, riêng lĩnh vực thủy sản đóng góp 25% trong tổng giá trị xuất khẩu với gần 10 tỷ USD. Đây là con số đóng góp rất lớn vào chuỗi giá trị và kết quả thành công của nền nông nghiệp Việt Nam.

Trong thủy sản, cá tra và tôm là hai đối tượng nuôi chính cho giá trị cao nhất. Riêng nuôi tôm, qua nhiều năm tập trung phát triển, có thể khẳng định đến nay chúng ta đã hình thành được các vùng nuôi ổn định, quy mô trên 700.000 ha, sản lượng gần 800.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Bộ trưởng phân tích: Cuối năm 2019, đầu năm 2020 chúng ta đối mặt với hạn mặn lịch sử diễn ra ở ĐBSCL. Đến đầu tháng 4, qua vài trận mưa có giúp làm giảm bớt nồng độ mặn. Do vậy, hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn có không ít cơ hội.

Đặc biệt thách thức lớn nhất là loài người chưa bao giờ gặp đại dịch lớn như Covid-19, không chỉ đe dọa tính mạng, sức khỏe của người dân trên toàn thế giới mà còn làm đứt gãy toàn bộ chuỗi kinh tế  toàn cầu, việc vận chuyển nông sản xuất khẩu gần như bị ngừng trệ..

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Tập đoàn Việt Úc tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Tập đoàn Việt Úc tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ hai là thời tiết, trong những tháng đầu năm 2020 thời tiết cực đoan. Mặc dù đã có những trận mưa nhưng môi trường các vùng nuôi vẫn chưa hoàn toàn trở lại bình thường.

Thứ ba là mặc dù đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng dịch bệnh luôn rình rập, như bệnh còi xương trên tôm làm con tôm chậm lớn và các nhiều bệnh khác đe dọa. Đó là những thách thức chung của ngành tôm Việt Nam.

 Đồng thời chúng ta cũng đứng trước cơ hội có một không hai, đó là thực thi hiệp định thương mại tự do với Châu Âu, khi đó ngay lập tức thuế các loại nông sản xuất khẩu vào thị trường này sẽ được dỡ bỏ. Và con tôm vô cùng thuận lợi trong việc xuất khẩu sang Châu Âu.

Mô hình nuôi tôm khép kín thích ứng với biến đổi khí hậu đang được một số trại nuôi tôm áp dụng. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình nuôi tôm khép kín thích ứng với biến đổi khí hậu đang được một số trại nuôi tôm áp dụng. Ảnh: Trọng Linh.

Mặt khác, tuy hiện nay có nhiều nước cạnh tranh xuất khẩu tôm với Việt Nam nhưng chúng ta vẫn duy trì được vị thế xuất khẩu tôm thứ hai trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ. Đó là cơ hội lớn căn bản, trong bối cảnh chúng ta đã khống chế thành công dịch bệnh Covid-19.

Nếu chúng ta tiếp tục khống chế dịch Covid- 19 tốt như vừa qua và tập trung tổ chức triển khai các giải pháp đồng bộ sẽ là cơ hội cho con tôm Việt Nam trong năm 2020.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:

Năm 2018 xuất khẩu tôm đạt giá trị lớn nhất vào khoảng 3,8 tỷ USD, đến năm 2019 đạt xấp xỉ 3,4 tỷ USD. Tôm vẫn là một trong những ngành hàng có đóng góp giá trị rất lớn cho xuất khẩu nông sản và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người dân. Nhiều doanh nghiệp của chúng ta cũng đã trưởng thành từ ngành hàng này.

Ông Trần Văn Chuyện, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng:

Với lợi thế vị trí địa lý bờ biển dài hơn 700 km, ĐBSCL có lợi thế phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, trong đó có các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang và Sóc Trăng.

Phát triển kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và nuôi trồng và khai thác thủy sản là thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng.

Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm nước lợ 57.000 ha, chiếm 74% diện tích. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác tôm nước lợ 150.000 tấn/năm, chiếm hơn 71%. Xuất khẩu thủy sản đạt 630 triệu USD, chiếm 76% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất