| Hotline: 0983.970.780

Lại bát nháo phân bón kém chất lượng

Thứ Sáu 07/05/2010 , 09:44 (GMT+7)

Hàng loạt các hãng phân bón, lớn có, bé có vừa vừa cũng có qua kiểm tra tại Đồng Nai cho thấy đều vi phạm về chất lượng, đồng thời gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân

Bắt quả tang một cơ sở sản xuất phân bón giả ở TP.HCM

Hàng loạt các hãng phân bón, lớn có, bé có vừa vừa cũng có qua kiểm tra tại Đồng Nai cho thấy đều vi phạm về chất lượng với mức độ khác nhau nhưng có cùng điểm chung là gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân. Đây chính là lời giải cho hàng ngàn nông dân Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung về tình trạng bát nháo phân bón hiện nay trong khi chế tài của nhà nước xử phạt trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe…

Méo mặt vì phân đểu!

Gần đây Chi nhánh Báo NNVN nhận được nhiều phản ánh của nông dân về tình trạng sản xuất kinh doanh phân bón (PB) vô cùng bát nháo do đây là mặt hàng thiết yếu của một đất nước nông nghiệp, nhu cầu cao dẫn đến siêu lợi nhuận trong kinh doanh mặt hàng này. NNVN cũng đã từng phản ánh nhiều Cty phân bón “cuốc – xẻng” cũng như PB giả, hoặc kém chất lượng bị cơ quan chức năng triệt phá thậm chí xử lý hình sự, tuy nhiên có lẽ vì siêu lợi nhuận nên tình trạng này không những không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng báo hại người nông dân.

Mới đây, Nông trại Phú Gia (ấp 9, Tân Hiệp, Hớn Quảng, Bình Phước) đã có đơn tố cáo Cửa hàng Tư Mươi II và Cty TNHH Kim Ngoan cung cấp PB vô cơ giả khiến nông trại thiệt hại nặng hàng tỷ đồng. Ông Nguyễn Hoàng Phong - Chủ nông trại cho biết, từ năm 2000 đến nay nông trại tôi khai thác khoảng 400 ha cao su và gần 100 ha cây ăn trái do đó mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 tấn phân vô cơ chủ yếu là ure, lân, kali do Cửa hàng Tư Mươi II (xã Tân Hiệp, Hớn Quảng, Bình Phước) và Cty TNHH Kim Ngoan (thị trấn Chơn Thành, Chơn Thành, Bình Phước). Suốt thời gian sử dụng do nghi ngờ là phân bón giả nên nông trại này đã âm thầm đem mẫu đi kiểm định chất lượng thì kết quả hỡi ôi: “Phân lân Văn Điển hàm lượng P2O5 – Oxit phốtphoríc” ghi trên bao bì 15%-17% nhưng kết quả chỉ… 0,22%; phân kali hàm lượng oxit kali (K2O) ghi trên bao bì là 60% K2O kết quả kiểm nghiệm chỉ…0,1%... Theo ông Phong, việc dùng phân bón giả hoặc kém chất lượng đã khiến cho nông trại của ông nói riêng và đại đa số nông dân ở các huyện Bình Long, Chơn Thành và các vùng lân cận tổng thiệt hại với con số cả ngàn tỷ đồng.

Tại Đồng Nai – vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam bộ nhiều nông dân trồng cao su, tiêu và nhiều loại nông sản khác cũng bức xúc cho biết trước “ma trận” PB như hiện nay không biết đâu là hãng có chất lượng. Nông dân Nguyễn Văn Út ở xã Cây Gáo, Trảng Bom cho biết: “Tui ra đại lý PB thấy hàng chục loại phân bón, loại nào cũng chất lượng hàng đầu – hãng nào cũng nói bạn nhà nông mà giá thì đắt. Trên bao bì công bố hàm lượng rất hoành tráng nào là đạm, lân, kali cao nhưng chúng tôi chả có cơ sở nào mà tin được”. Ông Út khẳng định, năm ngoái dùng rất nhiều PB cho ruộng bắp nhưng bón chẳng những cây không phát triển được mà thấy đất còn bị thoái hóa vì có biểu hiện vón cục, cứng ngắc...

Còn nông dân Hoàng Thị Thơm ở (xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh) cho biết nhà có 3 ha tiêu, 1 ha cam, bưởi… mỗi năm bón khoảng 7 tấn phân bón các loại nhưng nhiều diện tích tiêu không những không cho trái mà còn có biểu hiện bị chết hàng loạt. Còn cam, bưởi thì vàng lá rụng hoa… Tôi không dám nghi là do phân bón, nhưng trước tình hình phân bón quá bát nháo thế này thì thật không biết đường nào mà lần. Mong sao tại các cửa hàng PB đều có chứng nhận của cơ quan chức năng khẳng định “Phân bón đạt chất lượng, đã kiểm định” thì tốt biết mấy…

Có một thực tế, trong quá trình NNVN thực hiện bài viết này đã trao đổi với một số cán bộ, lãnh đạo thanh tra (Chi cục BTTV) và Thanh tra Sở NN-PTNT nhằm lấy kết luận thanh tra để “vạch mặt” những DN PB làm ăn gian dối, lừa đảo nông dân; nhưng lạ thay hầu hết các cơ quan này đều… né tránh và trả lời qua quýt cho xong chuyện (!).

Hàng chục tấn PB giả vừa bị phát hiện tại TP.HCM

Hàng loạt DN PB vi phạm chất lượng

Theo tìm hiểu của NNVN hiện nay rất nhiều đơn vị chuyên ngành đang tiến hành thanh tra hoạt động sản xuất KD phân bón, tuy nhiên qua trao đổi thì hầu hết các đơn vị cho biết… chưa có kết quả!

Mặc dù vậy cần nhắc lại tại Đồng Nai, nguồn tài liệu mà PV NNVN  thu thập được trong đợt kiểm tra năm ngoái (từ ngày 8/4/2009 – 27/5/2009) Thanh tra Sở NN-PTNT Đồng Nai phối hợp với các ngành chức năng tiến hành thanh tra toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn về việc: Chấp hành các điều kiện sản xuất, kinh doanh PB theo quy định của pháp luật; Kiểm tra hồ sơ công bố các sản phẩm PB; Chất lượng phân bón và nhãn hàng hóa…

Thật bất ngờ, kiểm tra 55 DN, cửa hàng và đại lý (có 27 DN) thì có tới 21 DN vi phạm trong đó có tới…17 DN sản xuất phân bón có chất lượng thực tế thấp hơn chất lượng đã công bố (có 10 DN ngoài tỉnh có đại lý tại Đồng Nai và 7 DN trong tỉnh). Có 3 cửa hàng vi phạm về nhãn mác (kinh doanh PB nhập khẩu nhưng không gắn nhãn mác phụ lên bao bì); 1 cơ sở vi phạm về công bố tiêu chuẩn chất lượng. Được biết, riêng Cty TNHH thương mại Hoàng Lê có trụ sở tại TP.HCM NK phân Calcium Ammonium Nitrate có mức chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đã công bố, riêng trường hợp này thanh tra Sở NN-PTNT Đồng Nai đã xin ý kiến của Cục Trồng trọt.

Điều đáng nói, với 17 DN vi phạm về chất lượng gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người nông dân như vậy nhưng mức xử phạt tổng cộng chỉ… 114 triệu đồng. Nhiều người biết chuyện phì cười bởi mức phạt những “bạn nhà nông” này chả bõ bèn gì với các DN PB lâu nay nổi tiếng toàn đi xe hơi “xịn” điện thoại “vơ - tu” cả nhiều ngàn USD (!). Chiều 6/5, trao đổi với NNVN một DN sản xuất PB vào loại đàng hoàng cho biết, 17 đơn vị vi phạm chất lượng bị phạt có 114 triệu vị chi trung bình mỗi DN bị phạt 6,7 triệu. Với mức phạt này chưa đủ “gãi ngứa DN” chả khác nào khuyến khích: “Xin mời các bác phạt cho nhanh em còn tái phạm!".

Danh sách các cửa hàng, DN vi phạm tại Đồng Nai đến hết năm 2009:

STT

 Cửa hàng, đại lý

Địa chỉ

Công ty, Doanh nghiệp

Địa chỉ

1

Cửa hàng KDPB Thân

X. Gia Tân 2, H. Thống Nhất

Cơ sở PB sinh hóa hữu cơ Sài Gòn

P12, Bình Thạnh.TP.HCM

2

Đại lý PB Thúy Nga

X. Tây Hòa, Trảng Bom

Cty CP SXPB Thiên Phú Nông

P.12, Q. Gò Vấp.TP.HCM

3

Cửa hàng KDPB Lê Hùng Việt

Hưng Thịnh, Trảng Bom

Công ty liên doanh Việt Pháp (Baconco)

Xóm Hố,Phú Hội, Nhơn Trạch, ĐN

4

ĐL KDPB Toàn Chấp

X.Cây Gáo, Trảng Bom

Cty TNHHSXTM Nông Việt

P.Phước Long A,Q.9-TP.HCM

5

CH KDPB Xuân Tùy

X. Phú Bình, Tân Phú

Cty TNHH Voi Trắng

P. Tân Biên, Biên Hòa, ĐN

6

ĐL PB Nam Hà

TT Tân Phú, Tân Phú

Cty TNHH Hoàng Lê

Trần Xuân Soạn,Q.7.TP.HCM

7

CS KDPB Tân Cúc

Bảo Vinh, Long Khánh

Cơ sở VAC Tiền Giang

Tân Mỹ Chánh. TP. Mỹ Tho, TG

8

CH KDPB Trương Hiệp

Đại Phước, Nhơn Trạch

Cty TNHH PB hữu cơ Greenfied

KCN Phan Thiết, Bình Thuận

9

 

 

Cty TNHH TM-DV –SX PB Việt Nga

Tân Phú Trung, Củ Chi, TP.HCM

 (Nguồn – Thanh tra Sở NN-PTNT Đồng Nai)

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm