| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 07/11/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 07/11/2018

Lại chuyện người nghèo gánh tội

Đầu tháng 11/2018, một số hộ dân thuộc diện đặc biệt khó khăn ở xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được mua bò theo chương trình hỗ trợ với giá 115.000 đồng/kg, do UBND xã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng và vật Nuôi Tân Thành tổ chức.

Tuy nhiên, bò mới về chuồng của dân được đúng 1 ngày, thì đã phát bệnh lở mồm long móng (LMLM), lây sang cả những con bò đang khỏe mạnh ở địa phương.

Con bò của gia đình anh A Bích (Quảng Trị) bị lở mồm, sùi bọt mép sau khi nhốt chung với một con bò giống bị lở mồm long móng. (Ảnh: Người lao động)

Trả lời báo chí về việc này, bà Trần Thị Kiều Oanh, Giám đốc Công ty TNHH giống cây trồng và vật nuôi Tân Thành khẳng định: Bò của công ty cấp cho dân là bò khỏe mạnh, đã được tiêm vắc xin, có giấy kiểm định. Nhưng người dân ở đó rất lười. Cấp cho con giống khỏe mạnh mà không quy trọng, chăm sóc lơ đễnh nên mới bị LMLM.

Thật là một câu nói xúc phạm đến người dân địa phương. Bò mới được nhận về có 1 ngày, đã kịp chăm sóc đâu mà đã kết luận là người dân lười biếng? Nếu là lười biếng trong việc chăm sóc, thì con vật chỉ gầy yếu, còi cọc, chứ sao lại phát bệnh LMLM? Con bò đó, người dân nghèo phải bỏ tiền ra mua chứ có phải Công ty TNHH giống cây trồng và vật nuôi Tân Thành cho không họ đâu? Một con bò ít nhất cũng 1 tạ. Với giá 115.000 đ/kg, thì nó đáng giá trên 1 chục triệu đồng. Với 1 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì đó là cả 1 gia tài, là niềm hy vọng thoát nghèo của họ, số tiền đó họ phải gom góp nhiều năm mới có được, làm sao họ lại lười, không chăm sóc cẩn thận?

Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lập Nguyễn Thị Thủy khẳng định: Bò là vật nuôi chủ yếu ở địa phương này. Từ trước đến nay chưa bao giờ có bệnh LMLM.

LMLM là một loại bệnh do virut gây ra, khi mắc thì có tốc độ lây lan rất nhanh. Nhưng bò đã được tiêm vắc xin thì hầu như tỷ lệ mắc bệnh LMLM là bằng không, kể cả khi bò không được chăm sóc cẩn thận. Một khi đã tiêm thì thời gian kháng bệnh sẽ kéo dài từ 9 đến 12 tháng. Trường hợp không được tiêm vắc xin mà mắc bệnh, thì con vật cũng có thời gian ủ bệnh ít nhất là trong vài ngày, chứ không thể nhận bò hôm trước, làm sao hôm sau đã phát bệnh ngay được?

Phải chăng Công ty TNHH giống cây trồng và vật nuôi Tân Thành đã đem những con bò đang ủ bệnh LMLM bán cho những hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Tân Lập? Và sau khi người dân nhận bò thì thời gian ủ bệnh đã hết, nên bò mới phát bệnh? Nếu đúng như vậy, thì đây phải gọi là hành vi lừa đảo. Bằng hành vi này, Công ty TNHH giống cây trồng và vật nuôi Tân Thành không những gây thiệt hại cho những người nghèo ở Tân Lập, mà có thể còn làm lây bệnh sang đàn bò đang khỏe mạnh, gây nên dịch LMLM ở một địa phương trước nay chưa hề có căn bệnh này.

Cơ quan có thẩm quyền cần cho điều tra làm rõ và xử lý nghiêm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm