| Hotline: 0983.970.780

Lại một chiến sỹ kiểm lâm ngã xuống vì sự nghiệp chống cháy rừng

Thứ Sáu 19/09/2014 , 09:27 (GMT+7)

Sự hy sinh của anh Tường thể thiện tấm lòng dũng cảm không lùi bước, sẵn sàng cùng đồng đội dập tắt đám cháy đưa lại bình yên cho những cánh rừng. 

Tiếng khóc xé lòng của cháu Cù Thị Thanh Loan, con gái anh Hồ Sỹ Tường, Phó hạt trưởng hạt kiểm lâm, trong khói nhang nghi ngút: Bố ơi đã ba tháng trời rồi con không được gặp bố, giờ bố đã đi xa. Bây giờ bố ở đâu bố hãy về với mẹ, với chúng con đi bố ơi..! Chúng con đang chờ bố đây mà.

Còn vợ anh, chị Phan Thị Tuyên gục đầu bên bàn thờ gượng dậy nghẹn ngào nói với tôi “Anh ấy hứa với mẹ con em để cho bố đi làm nhiệm vụ bởi mùa nắng nóng này thường hay xảy ra các vụ cháy rừng. Mặc dầu em biết trong anh đang ốm nhưng anh cứ quyết đi cho bằng được để rồi anh ra đi và đi mãi không bao giờ trở về với mẹ con em nữa. Trời ơi!"

Đấy là những lời thảm thiết khi con mất cha, vợ mất chồng vì sự nghiệp bảo vệ bình yên cho những cánh rừng, mà chiến sỹ Hồ Sỹ Tường, Phó hạt trưởng kiểm lâm Đức Thọ (Hà Tĩnh) hy sinh trong vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện Đức Thọ vừa qua.

Ông Mai Đình Thành, Hạt trưởng, Hạt kiểm lâm người chứng kiến cuộc chiến dập giặc lửa nói với chúng tôi: Vào khoảng 13h ngày 11/9 nhận được tin báo xảy ra cháy rừng tại địa phận xã Đức Dũng và xã Tân Hương huyện Đức Thọ, Hạt kiểm lâm và một số cơ quan chức năng đã huy động lực lượng tham gia chữa cháy.

Do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nguy cơ cháy rừng lớn và lan nhanh trên diện rộng nên lực lượng chúng tôi phải chia ra làm hai mũi để thực hiện nhiệm vụ.

Riêng Phó hạt trưởng Hồ Sỹ Tường (SN 1957) được phân công trực tiếp chỉ huy một mũi tham gia ngọn lửa càng bốc cao, do phải thường chữa cháy. Vì phải vật lộn suốt hai ngày đêm trên hiện trường núi cao, dốc đứng hiểm trở đám cháy ngày càng lan rộng, do phải dùng loa để chỉ huy nên không sử dụng được khẩu trang như đồng đội, dẫn đến khi độc xâm nhập vào cơ thể. Thiếu nước, kiệt sức anh đã ngã xuống và được đồng đội đưa về cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ.

Mặc dù được các y bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng do nhiễm độc quá nặng, anh đã hy sinh trong niềm đớn đau tiếc thương của đồng đội.

Người thân có mặt bên anh, ông Nguyễn Huy Lợi, phó giám đốc sở NNPTNT, kiêm Chi cục Trưởng kiểm Hà Tĩnh xót xa nói với chúng tôi: Cuộc chiến bảo vệ rừng ngày càng cam ngo nhưng chúng tôi tự hào có những chiến sỹ anh dũng như vậy. Và nay lại thêm đồng chí Hồ Sỹ Tường lại tiếp tục ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ rừng. Đồng đội ai cũng thương tiếc và cảm phục một con người cả cuộc đời hy sinh cho công tác bảo vệ rừng.


Đồng đội ở Hạt Kiểm lâm huyện Đức Thọ tới thắp những nén hương tiễn anh cho đến giờ phút cuối cùng

Ông Trần Hữu Bé, Phó chủ tịch UBND Huyện Đức Thọ cho rằng: Sự hy sinh cho sự nghiệp bảo về rừng của chiến sỹ Hồ Sỹ Tường đã để lại tấm gương sáng cho mọi người học tập, Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ luôn ghi nhớ biết ơn lực lượng kiêm lâm. Đặc biệt cá nhân đồng chí Tường là một cán bộ, chiến sỹ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm về bảo về phát triển rừng trên địa bàn, tính tình luôn gần gủi với mọi người.

Sự hy sinh của anh thể thiện tấm lòng dũng cảm không lùi bước, sẵn sàng cùng đồng đội dập tắt đám cháy đưa lại bình yên cho những cánh rừng. Chúng tôi đề nghị Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng ghi nhân sự hy sinh cống hiến cao cả của đồng chí Tường.

15h 18/9 cả làng quê Sơn Diện, Hương Sơn mọi người đứng lặng ngậm ngùi tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng trong niềm thương tiếc vô hạn. Anh ra để lại ba đứa con đang còn tuổi học hành với người vợ ốm yếu, gia cảnh khó khăn. Chúng tôi những người làm báo NNVN xin được kính cẩn vĩnh biệt anh, một chiến sỹ kiểm lâm hy sinh vì nước, vì dân.

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm