| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Vườn tược xơ xác, dân trắng tay sau mưa lũ lịch sử

Thứ Hai 12/08/2019 , 07:01 (GMT+7)

Sau đợt mưa lũ, nhiều nhà vườn của người dân tỉnh Lâm Đồng trở nên xơ xác, cây trồng bị hư hại nghiêm trọng. Nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh trắng tay.

* Một hộ mất trắng 40 tỷ đồng
 

Tan hoang sau lũ

Mưa lớn từ ngày 6-9/8 đã khiến nhiều vùng của tỉnh Lâm Đồng bị ngập trong biển nước. Nhiều diện tích hoa màu, cây công nghiệp, nhà kính công nghệ cao bị lũ quét tàn phá.

Cây trồng trong nhà kính của một hộ dân bị nước cuốn gãy đổ.

Tại phường 7 (TP Đà Lạt), vườn hoa của người dân bị hư hỏng nghiêm trọng. Ông Nguyễn Tuấn Thành cho biết, gia đình ông trồng gần 3 sào hoa cúc, sắp đến ngày thu hoạch thì bị nước lũ tràn về gây hư hại. Cạnh vườn ông Thành là khu nhà kính trồng hoa của một hộ dân khác cũng bị nước lũ quật tả tơi. Theo Phòng kinh tế TP Đà Lạt, mưa lũ trong 3 ngày đã làm 9ha hoa, rau của người dân bị ngập, thiệt hại ước gần 10 tỷ đồng.

Tại xã Lát (huyện Lạc Dương), sau khi nước rút, người dân trở lại trang trại để khắc phục hậu quả. Ông Trần Văn Hạnh cho biết khu nhà kính hàng trăm m2 mà ông mới xây dựng nằm ở gần mép suối nên lũ quét qua làm đổ sập.

“Tích góp bao nhiêu năm và vay mượn thêm được hơn trăm triệu đồng để làm vườn vậy mà giờ tan hoang cả. Nhìn nhà kính bị đổ sập, cây trồng héo úa, bật gốc, tôi lại rớt nước mắt. Đợt này trắng tay rồi”, ông Hạnh buồn bã.

17-12-22_nh_3
Vườn bí của một hộ dân trồng cạnh suối bị nước lũ quét sạch.

Nhìn 8 sào rau héo úa, dập nát, bà Cao Thị Mai không cầm được nước mắt. Bà kể: “Rạng sáng 7/8, nước lũ đổ về như thác và tràn qua vườn. Tôi và những người trong nhà không có cách nào để cứu cây. Chỉ mấy chục phút sau, nước tràn vào nhà, nhấn chìm toàn bộ máy móc, vật dụng”. Theo bà Mai, sau đợt mưa lũ, gia đình bà thiệt hại hơn trăm triệu đồng.
 

Một hộ mất trắng 40 tỷ đồng

Một trong những hộ dân chịu thiệt hại nặng nề nhất do mưa lũ là gia đình anh Nguyễn Văn Toản (SN 1975, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương). Anh Toản cho biết gia đình anh nuôi 200 tấn cá tầm thương phẩm, cá giống ở hồ rộng 1,2ha tại khu vực hạ nguồn suối Đạ Nghịt.

Hồ cá tiền tỷ của gia đình anh Nguyễn Văn Toản (Lạc Dương, Lâm Đồng) bị thiệt hại do lũ.

Vào rạng sáng 8/8, do mưa lớn nên nước lũ từ thượng nguồn đổ về làm vỡ đê chắn và tràn vào hồ cá. Lúc này, dòng nước đục cuồn cuộn chảy, cuốn phăng 100 tấn cá lớn nhỏ ra suối. Trong số đó, có hàng nghìn con cá giống nặng lên đến 20kg.

Anh Toản buồn bã nói: “Lúc đó nước đổ về ầm ầm và chỉ trong phút chốc hồ cá bị vỡ. 100 tấn cá bị cuốn trôi, 100 tấn cá còn lại thì lờ đờ nổi trên mặt nước đặc sánh bùn sau đó chết trắng. Thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng”. Để vớt vát tài sản, chủ hồ đã thuê người vớt xác cá còn tươi lên bờ rồi bán cho người dân, thương lái với giá rẻ mạt.

Anh Nguyễn Văn Toản là một trong những người nuôi cá tầm quy mô lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Từ một người ăn nên làm ra từ nghề nuôi cá với doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng đã trở thành người trắng tay sau đợt mưa lũ.

Mưa lũ lịch sử ở Lâm Đồng cũng làm cây trồng của người dân ở các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai và TP Bảo Lộc hư hỏng. Trong đó, 200ha lúa tại huyện Cát Tiên bị ngập, mất trắng.

Thiệt hại trên 130 tỷ đồng

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, mưa lớn từ ngày 6-9/8 đã làm một người chết, 4 người bị thương.

Về tài sản, toàn tỉnh có trên 2.430 căn nhà bị ngập (trong đó có 31 căn bị hư hỏng; 548 hộ dân được phải di dời đến vị trí an toàn).

Mưa lũ làm 2.582ha cây trồng bị ngập; 2,3ha nhà kính bị thiệt hại; 40 con gia súc, 1.320 con gia cầm bị cuốn trôi; 56,4ha nuôi trồng thủy sản bị ngập và 300 tấn cá tầm bị nước cuốn trôi.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN ghi nhận 30 cây thông bị ngã đổ; 1 trường học bị ngập và hơn 38 vị trí đường giao thông bị sạt lở, chia cắt; 3 xe ô tô bị hư hỏng; 7 cầu, cống bị cuốn trôi; 3 công trình thủy lợi và 1 công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng. Ước tổng thiệt hại khoảng 130 tỷ đồng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm