| Hotline: 0983.970.780

Làng chài Phước Hải đón 'lộc biển' đầu năm

Thứ Bảy 17/02/2024 , 19:52 (GMT+7)

Sau Tết, trong không khí xuân mới Giáp Thìn 2024, ngư dân làng chài Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) phấn khởi vươn khơi đón ‘lộc biển’ đầu năm và trở về với tôm cá đầy khoang.

Thị trấn Phước Hải là một trong những làng chài nổi tiếng hơn trăm năm tuổi với nghề đánh bắt cá, làm khô, làm nước mắm và có lịch sử lâu đời nhất ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT). Đến nay, làng chài Phước Hải vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, mang lại giá trị kinh tế, là nơi cung cấp hải sản, nước mắm và khô nổi tiếng của tỉnh BR-VT.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư trường ổn định và giá cả tăng cao nên trong những ngày đầu năm, ngư dân tỉnh BR-VT liên tục vươn khơi, bám biển với mong ước một năm mới, vụ mùa mới tàu về đầy ắp tôm cá…

Vô số thuyền thúng của ngư dân Phước Hải neo đậu trên bến, dưới trời gió xuân và bên làn nước biển xanh biếc. Hoạt động đánh bắt, mua bán cá của ngư dân nơi đây diễn ra nhộn nhịp mỗi khi tàu thuyền đánh bắt trở về, nhất là vào sáng sớm.

Sau những ngày ăn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân làng chài Phước Hải hối hả chuẩn bị ngư lưới cụ, nhiên liệu để vươn khơi đón “lộc biển” đầu năm mới với hy vọng đánh bắt được tôm cá đầy khoang.

Từ sáng sớm, sau khi đoàn thuyền thúng nối đuôi nhau ra khơi thì những người vợ của ngư dân ngồi dõi mắt ra phía biển xa, ngóng chờ ghe thúng cập bến để thu hoạch “lộc biển” đầu năm. Họ cùng hy vọng vào một buổi vươn khơi đánh bắt hiệu quả.

Những người nhà của ngư dân tranh thủ ăn lót dạ để chờ thuyền thúng về bờ sẽ vào việc. Ngư dân ra khơi đánh cá nhiều khung giờ tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người, khoảng 1 giờ sáng ra biển thì tầm 5 hoặc 6 giờ vào bờ. Buổi chiều khoảng 14 - 19 giờ, thuyền bè vẫn còn hoạt động. Làng chài ở đây hầu như hoạt động suốt ngày chứ không phải chỉ riêng buổi sáng.

Trong số ngư dân kì cựu ở làng chài thì cũng có những ngư dân còn rất trẻ, đang tiếp nối nghề đánh bắt của cha ông, bắt đầu từ những việc đơn giản gỡ, xếp lưới, ngư cụ để chuẩn bị vươn khơi. Tại đây còn thấp thoáng những đứa trẻ được các cha mẹ cho theo ra biển từ sáng sớm như để tập cho con mình hít thở không khí biển, với nắng, gió xuân và làm quen với những tiếng sóng biển, hướng đến tương lai nghề đi biển cha truyền con nối.  

Từ 5 đến 6 giờ sáng, những con thuyền, thúng nối đuôi nhau liên tục cập bến. Trên bến dưới thuyền trở nên rộn ràng, tấp nập, ngư dân ai cũng vui mừng phấn khởi. Trong chuyến biển đầu năm này, nhiều thuyền thúng của ngư dân đã mang về đất liền các loại tôm cá, mực ghẹ… trung bình mỗi chuyến ra khơi đầu năm, ngư dân thu nhập từ một đến hai triệu đồng, cao gấp đôi so với ngày thường..

Những thuyền thúng khi vừa cập bến đã có dịch vụ xe kéo "chiến lợi phẩm" sau chuyến vươn khơi đánh bắt lên tận bờ để người nhà ngư dân đón và cùng gỡ lưới nhặt tôm, cá, ghẹ, cua... bán luôn cho du khách hoặc thương lái đang chờ sẵn trong bờ. 

Theo quan niệm của ngư dân, chuyến biển đầu năm mang ý nghĩa khá quan trọng. Ngư dân sẽ chọn ngày hợp tuổi với mình để vươn khơi “mở biển”, với mong ước một năm gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa, đánh bắt hải sản thuận lợi được nhiều cá tôm bội thu.

Những chuyến ra khơi ngày đầu năm mới của các ngư dân làng chài Phước Hải, chủ yếu là đi lưới gần bờ, đánh bắt các loại hải sản như cá trích, tôm tít, cá đục, tôm, mực… Theo chia sẻ của ngư dân, giá hải sản những ngày đầu năm mới đang giữ ở mức cao nên bà con ngư dân rất phấn khởi. Nhiều ngư dân có thể thu tiền triệu sau vài giờ “xông biển” đầu năm.

Những ngày trước, trong và sau Tết, nhu cầu tiêu thụ hải sản cũng tăng cao, nên ngư dân đánh bắt được bao nhiêu khi thuyền vừa cập bến đều có khách du lịch chờ mua và các thương lái, người dân nhập hàng tươi ngay tại bãi biển để chuyển về các chợ tiêu thụ.

Sau chuyến biển sáng sớm, những ngư dân lại tiếp tục chuẩn bị ngư cụ sẵn sàng cho chuyến biển chiều. Với họ, đầu năm phải tranh thủ vì đây được xem là những món “lộc biển” đầu xuân, báo hiệu một hành trình vươn khơi, bám biển thuận lợi, hanh thông trong cả năm.

Sau mỗi ngày đi biển, ngư dân lại cẩn thận vệ sinh sạch sẽ thuyền thúng và ngư cụ để chuẩn bị cho chuyến đi biển sớm mai. Để có được chuyến biển hiệu quả, có người chuẩn bị xuất bến từ 2 hoặc 3 giờ sáng. Sau khoảng 4 đến 5 tiếng thì các ghe thuyền thúng bắt đầu trở về bờ mang theo nhiều "lộc biển".

Cả một góc bến cá làng chài nhộn nhịp hẳn khi các thuyền thúng vào bờ, nhân công hối hả chuyển cá lên bờ, thương lái cũng chực chờ sẵn vận chuyển cá lên xe đưa đi bán khắp trong tỉnh và lên TP.Hồ Chí Minh cung cấp cho các chợ đầu mối.

Trước đây, do đời sống khó khăn, ngư dân vùng biển chỉ đánh bắt với công cụ thô sơ nên hiệu quả thấp. Từ kinh nghiệm đi biển, những ngư dân nhiều kinh nghiệm đã biết dùng đôi tai của mình để lắng nghe, đoán luồng cá ngoài khơi. Khi ra đến ngư trường đánh bắt, những người có biệt tài lặn xuống nước để nghe tiếng cá quẫy. Và nghề “nghe cá” cũng trở thành một trong những nghề cá tại làng chài Phước Hải.

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 09:25

Sepon Boutique Resort nằm cạnh biển Cửa Việt mộng mơ, kiến trúc của khu nghỉ dưỡng được thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại, hướng ra bể bơi hoặc sân vườn.

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Ảnh 16:40

Yên Bái Tại Lục Yên, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Giải bóng đá nữ trang phục các dân tộc huyện lần thứ nhất, năm 2024.

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Ảnh 14:07

Hà Tĩnh Những cây duối có tuổi đời hơn trăm năm được người dân quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú tạo hình thành cổng nhà, hàng rào xanh mát rất độc đáo, lạ mắt.

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Ảnh 14:05

Sáng 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã diễn ra Lễ khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 do UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Ảnh 22:53

Quảng Trị Nằm bên trục đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường III, thị xã Quảng Trị. Trường Bồ Đề là một trong những điểm đặc biệt trên cung đường của giải chạy Quảng Trị Marathon 2024.

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ảnh 16:28

Sơn La Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm