| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề chao đảo vì giá bột mì

Thứ Hai 04/10/2010 , 10:41 (GMT+7)

Giá bột mì tăng nhanh chưa từng có trong lịch sử đã khiến hàng nghìn công nhân tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi, TPHCM) đứng trước nguy cơ không có việc làm.

Giá bột mì tăng nhanh chưa từng có trong lịch sử đã khiến hàng nghìn công nhân tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi, TPHCM) đứng trước nguy cơ không có việc làm.

 Khác với các năm trước, năm nay bánh tráng đưa ra phơi trên các kệ dây ở xã Phú Hòa Đông, huyên Củ Chi không còn nhiều như xưa nữa. Đây đó tại các lò làm bánh vẫn còn bỏ trống rất nhiều giàn phơi, mặc dù trời đang rất nắng. Hỏi những hộ gia đình làm nghề bánh mới biết là do giá nguyên liệu leo thang nên làng bánh tráng không còn rầm rộ như trước.

Tại lò bánh tráng Duy Anh (ấp Phú Hào, xã Phú Hòa Đông), chị Nguyễn Thị Liên lau vội những giọt mồ hôi trên má, nói trong lo ngại: “Tôi làm được khoảng 10 năm rồi. Ở đây dân chủ yếu làm nghề tráng bánh, với mức lương 2,5 triệu/tháng cũng khiến gia đình đủ sống. Hiện nay giá bột mì tăng cao quá khiến lò bánh đang giảm công suất làm chúng tôi rất lo. Không biết họ có cắt giảm công nhân không, nếu mà lò bánh ngưng hoạt động thì chúng tôi chưa biết làm gì để sống”. Cùng cảnh ngộ, anh Nguyễn Văn Phương (quê An Giang) cho biết, đã lên đây làm bánh tráng được 4 năm với mức lương gần 3 triệu/ tháng. “Với khoản thu nhập này em cũng gửi phụ giúp gia đình bố mẹ và các em ở quê chút ít. Nhưng bây giờ công việc bấp bênh, mất việc bất cứ lúc nào khiến e lo lắm”.

Ông Lê Thanh Tùng - quản lý lò bánh tráng Duy Anh, một người thâm niên trong nghề kể: Lò được thành lập từ năm 1992 với công suất 5 – 6 tấn bột mì/ ngày, xuất khẩu sang thị trường các nước như: Pháp, Úc… gần 100 tấn/tháng. Nhưng từ khi giá nguyên liệu tăng lên đột biến thì sản lượng xuất khẩu giảm chỉ còn hơn phân nửa. “Nghề bánh tráng ở đây có từ lâu đời, miếng cơm, manh áo đều nhờ vào bánh tráng cả. Dù biết giá nguyên liệu lên quá cao, lời lãi chẳng bao nhiêu nhưng mình cũng phải cầm cố vì công nhân thôi” – ông Tùng nói.

Tương tự, anh Phan Văn Hùng (ấp Giòng Sào) có thâm niên cả chục năm trong nghề bánh tráng, tâm sự: “Chưa có khi nào làng bánh tráng rơi vào tình trạng sống dở, chết dở như bây giờ. Nếu như năm ngoái lò của tôi làm 50 – 60 bao bột mì/ngày thì nay chỉ còn 20 – 30 bao/ngày”. Trước đây khi giá nguyên liệu đang ổn định thì mỗi tháng trừ chi phí, anh Hùng kiếm được 30 triệu đồng, nhưng giờ thì khác hẳn. Sau khi trang trải đủ thứ chi phí từ A đến Z cho công nhân, các dụng cụ (liếp phơi 4.000 tấm/năm), máy móc, anh Hùng chẳng còn lời đồng nào. Anh Hùng buồn rầu nói: “Bây giờ làm chủ yếu để tạo công ăn việc làm, giữ chân hơn chục lao động để xem nay mai ra sao thôi. Còn nếu cứ khó khăn mãi như thế này thì chỉ có nước đóng cửa”.

Theo tìm hiểu của NNVN, trong những năm 2006 đến 2009, làng bánh tráng Phú Hòa Đông ăn nên làm ra, nhiều lò tráng bánh thủ công đã được thay thế bằng các lò tráng bánh công nghiệp, giải quyết hàng nghìn lao động nông nhàn ở địa phương, nâng tổng thu nhập từ nghề bánh tráng hàng năm tại đây lên tới 60 – 70 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu như năm 2009 giá bột mì chỉ dao động ở mức 100.000 – 150.000đ/bao (50kg), thì năm nay giá bột mì tăng lên chóng mặt tới 320.000đ/bao (50kg), trong khi đó giá bánh tráng bán ra lại không tăng đáng kể đã khiến các chủ lò bánh tráng ở Củ Chi lâm cảnh khốn đốn. Trước đây, làng bánh tráng Phú Hòa Đông cao điểm có tới 1.700 lò đỏ lửa, trong đó có 44 lò tráng máy, hơn 50% số hộ toàn xã cùng làm nghề (4.800 hộ thì đã có 2.500 hộ sống bằng nghề tráng bánh tráng), giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động. Tuy nhiên, với tình hình giá nguyên liệu tăng cao ngất ngưởng như hiện nay đã khiến hàng nghìn lao động rối như tơ vò vì đứng trước nguy cơ mất việc.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm