| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn đặt mục tiêu 100.000 hộ dân có 'cửa hàng số', thương mại điện tử

Thứ Ba 20/07/2021 , 15:09 (GMT+7)

Tỉnh Lạng Sơn cho biết khi thử nghiệm phát triển kinh tế số tại xã Chi Lăng, đã có 1.062 hộ gia đình mở cửa hàng số để bán nông sản.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Ảnh: Quang Dũng.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Ảnh: Quang Dũng.

"Cửa hàng số", thanh toán điện tử

"Trong tháng 8, UBND tỉnh sẽ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với những chỉ tiêu rất cụ thể, trong đó nhiệm vụ phát triển kinh tế số đặt ra chỉ tiêu phấn đấu kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; tỷ lệ hộ gia đình, người dân có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử đạt 50%", ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021, diễn ra sáng 20/7.

Từ trung tuần tháng 6/2021, UBND tỉnh đã giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Chi Lăng, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel triển khai thí điểm kinh tế số, cửa hàng số tại địa bàn xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Đến nay kết quả đã vượt chỉ tiêu đề ra với trên 1.000 cửa hàng số của các gia đình đã được thiết lập.

Lộ trình đặt ra là: giai đoạn 1 từ ngày 20/7/2021 đến ngày 20/9/2021 triển khai thực hiện tại 5 huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Quan, sau đó sẽ triển khai trên địa bàn các huyện còn lại, phấn đấu hoàn thành trong năm 2021.

Người đứng đầu chính quyền tỉnh Lạng Sơn cho biết, lĩnh vực có ưu thế của địa phương là dịch vụ, chiếm 50% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, thương mại dịch vụ phát triển chưa bền vững vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng nguồn nhân lực, môi trường pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa phát triển, chính sách của các nước.

Đặc biệt, trong xu thế quan hệ đối ngoại kinh tế chịu nhiều tác động, thách thức về công nghệ thì việc chậm phát triển kinh tế số là một trở ngại lớn mà Lạng Sơn cần khẩn trương đi trước để theo kịp được tiến bộ của thời đại.

Theo Sở TT&TT tỉnh Lạng Sơn, trước khi triển khai trên diện rộng, UBND tỉnh Lạng Sơn đã giao Sở TT&TT chủ trì triển khai thử nghiệm 2 tuần (từ ngày 18/6/2021 đến 2/7/2021) tại xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng.

Cụ thể, Viettel Post đã hỗ trợ 395 hộ gia đình tại xã Chi Lăng mở cửa hàng số trên sàn Vỏ Sò, đạt 31,6% tổng số hộ gia đình của xã này. Với Vietnam Post, doanh nghiệp này đã giúp cho 667 hộ gia đình ở thị trấn Chi Lăng có cửa hàng số trên sàn Postmart, đạt 43% tổng số hộ gia đình trên địa bàn. Số lượng hộ gia đình được Viettel Post và Vietnam Post hướng dẫn mở tài khoản thanh toán điện tử lần lượt là 187 và 114 hộ.

Vietnam Post và ViettelPost không những được giao chỉ tiêu cụ thể trong việc hướng dẫn các hộ gia đình mở cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử, mà còn được yêu cầu xây dựng quy trình nhận, vận chuyển cho các hộ khi phát sinh đơn hàng. Ngoài ra, 2 doanh nghiệp này còn nhận nhiệm vụ phát triển người mua sản phẩm nông sản Lạng Sơn trong và ngoài tỉnh.

Số lượng hơn 1.000 cửa hàng số phát triển được trong 15 ngày thử nghiệm đã gấp gần 5 lần tổng số gian hàng của các hộ nông dân Lạng Sơn đã mở trên 2 sàn thương mại điện tử Postmart và Vỏ Sò từ gần 3 năm trước đó.

Lạng Sơn mong muốn thay đổi tư duy trong kinh doanh nông sản. Ảnh minh họa: Tùng Đinh.

Lạng Sơn mong muốn thay đổi tư duy trong kinh doanh nông sản. Ảnh minh họa: Tùng Đinh.

Thay đổi tư duy

Đại diện Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho biết, sau 2 tuần triển khai thử nghiệm, các hộ dân tại xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng cơ bản đã được nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa theo cách làm truyền thống, tiên phong ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số (VD: sàn thương mại điện tử như postmart.vn, voso.vn,...).

Triển khai phát triển cửa hàng số cho hộ gia đình trên không gian mạng, phát triển người mua thông qua cửa hàng số, định vị địa chỉ số, xác định nguồn gốc sản phẩm, dùng công nghệ số để kết nối người bán và người mua, phát triển tài khoản thanh toán điện tử, người dân nhận biết được lợi ích của việc đưa sản phẩm lên cửa hàng số, nâng cao ý thức về chất lượng sản phẩm, thông qua cửa hàng số người dân có thể mua và bán sản phẩm của mình trên không gian mạng như Na Lạng Sơn, các loại Hồng, Thạch đen, Hoa Hồi Xứ Lạng, Quýt Bắc Sơn,... của tỉnh.

Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng công nghệ, tri thức hơn là tài nguyên, chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra nhiều cơ hội cho người dân hơn, theo Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn.

"Công nghệ số là không biên giới nên sẽ làm giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tỉnh Lạng Sơn xác định và lựa chọn phương án phát triển kinh tế số từ việc nhỏ nhất nhưng có tính bao trùm, đại diện, phổ quát nhất để có những kinh nghiệm quý, bài học hay trong quá trình chuyển đổi số tổng thể và toàn diện", ông Thiệu nói.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với 23,2%. Toàn tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố; có 03 huyện nghèo, có 88 xã đặc biệt khó khăn. Dân số toàn tỉnh gần 80 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 84%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 43,4 triệu đồng/năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.

Lĩnh vực có ưu thế của Lạng Sơn là dịch vụ, chiếm 50% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, thương mại dịch vụ phát triển chưa bền vững vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng nguồn nhân lực, môi trường pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa phát triển, chính sách của các nước.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Công trình cấp nước miền núi ở Khánh Hòa: Công nghệ lạc hậu, vận hành yếu kém

Phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Khánh Hòa hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp, hư hỏng.