| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn: Thí điểm 1 tuần, hơn 5.500 xe xuất nhập khẩu qua cửa khẩu số

Thứ Tư 02/03/2022 , 09:12 (GMT+7)

Từ 21-28/2, Lạng Sơn thực hiện thủ tục trên nền tảng cửa khẩu số cho hơn 5.500 xe xuất nhập khẩu tại khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh.

Hơn 5.500 xe hàng xuất nhập khẩu được làm thủ tục trực tuyến từ 21-28/2 tại các khu vực cửa khẩu của Lạng Sơn. Ảnh: Tùng Đinh.

Hơn 5.500 xe hàng xuất nhập khẩu được làm thủ tục trực tuyến từ 21-28/2 tại các khu vực cửa khẩu của Lạng Sơn. Ảnh: Tùng Đinh.

Hơn 5.500 xe trong 1 tuần

Theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong thời gian thí điểm từ 21-28/2, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã hoàn thành khai báo thông tin trực tuyến và được các cơ quan, lực lượng chức năng xử lý trên Nền tảng cửa khẩu số.

Cụ thể, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị có 930 xe xuất, 3.890 xe nhập; Cửa khẩu Tân Thanh có 521 xe xuất, 262 xe nhập được khai báo trực tuyến, xử lý trên Nền tảng cửa khẩu số.

Tuy nhiên, do triển khai nền tảng mới, chưa có tiền lệ, mặc dù đã được đào tạo tập huấn tuy nhiên vào thực tế, do thay đổi cách làm, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý Hải quan còn lúng túng, khó khăn khi sử dụng nền tảng cửa khẩu số.

Trong ngày đầu tiên thực hiện thí điểm một số tính năng, chức năng của nền tảng cửa khẩu số khi đi vào hoạt động thực tế cần tối ưu lại hoặc bị quá tải dẫn đến lỗi hệ thống do rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh đăng nhập hệ thống để khai báo thông tin.

Để khắc phục tình trạng này, các lực lượng chức năng liên quan đã trực tiếp có mặt tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị để chỉ đạo, xử lý, tháo gỡ những vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng nền tảng cửa khẩu số.

Theo đánh giá của Sở TT-TT Lạng Sơn, nền tảng cửa khẩu số đáp ứng được các yêu cầu phục vụ công tác quản lý của cơ quan Hải quan, Biên phòng và các lực lượng chức năng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp bến bãi, đại lý Hải quan.

Khi nền tảng cửa khẩu số đi vào hoạt động sẽ giảm bớt được rất nhiều thời gian, công sức cũng như khối lượng công việc của công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng và đặc biệt là các doanh nghiệp làm việc tại các cửa khẩu.

Một điểm quan trọng nữa là khi nền tảng cửa khẩu số hoạt động sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống vượt tuyến trong toàn bộ các hoạt động của cửa khẩu. Doanh nghiệp sẽ biết hàng hóa, phương tiện đang ở đâu, đã được xử lý ra sao…từ đó có thực hiện tối ưu kế hoạch kinh doanh của mình.

Nền tảng cửa khẩu số hoạt động sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống vượt tuyến trong toàn bộ các hoạt động của cửa khẩu. Ảnh: Tùng Đinh.

Nền tảng cửa khẩu số hoạt động sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống vượt tuyến trong toàn bộ các hoạt động của cửa khẩu. Ảnh: Tùng Đinh.

Giao nhận kiểu mới tại Cửa khẩu Hữu Nghị

Từ ngày 1/3, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn thống nhất với Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc thí điểm phương thức giao nhận hàng hoá xuất khẩu mới tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Cụ thể, mỗi lượt sẽ có một số lượt xe hàng xuất của Việt Nam (bao gồm đầu kéo và đầu sơ mi rơ moóc) vào 2 bãi chờ xuất khẩu trên tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hoá khu vực mốc 1119-1120. Trong đó, bãi chờ xuất (Bên phải tuyến đường) để thực hiện cắt container, Bãi chờ nhập (Bên trái tuyến đường) để thực hiện cẩu container.

Sau khi công nhân Việt Nam thực hiện cắt container, cẩu container để lại tại 2 bãi chờ, phía Trung Quốc bố trí có một số lượt xe tương ứng đi theo đường chuyên dụng hàng hoá vào 2 bãi chờ xuất này.

Tiếp theo, nhân viên Trung Quốc sẽ thực hiện toàn bộ quy trình nối container, cẩu container lên phương tiện của Trung Quốc. Sau khi hoàn thành lái xe chuyên trách Trung Quốc sẽ kéo xe hàng về phía Trung Quốc giao hàng qua đường chuyên dụng vận tải hàng hoá khu vực mốc 1119-1120.

Sau khi hoàn thành việc giao hàng, lái xe chuyên trách Trung Quốc trả container không hàng tại bãi xe phía sau cửa hàng miễn thuế. Trả xong container rỗng, lái xe chuyên trách Trung Quốc điều khiển đầu kéo vào 02 bãi xe quy định để nhận container hàng hoặc quay về Trung Quốc theo đường cũ.

Do là hình thức mới, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện khuyến cáo tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để phối hợp thông tin tuyên truyền cho các doanh nghiệp, chủ hàng biết về việc thực hiện thí điểm phương thức giao nhận hàng hoá xuất khẩu mới.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan liên quan đã và đang thực hiện công tác tuyên truyền tại khu vực cửa khẩu để có thể triển khai thực hiện thí điểm phương thức thông quan mới này được thuận lợi từ ngày 1/3 như đã thống nhất với phía Thị Bằng Tường.

Xe container Việt Nam trở về sau khi giao hàng ở Trung Quốc theo phương thức cũ. Ảnh: Tùng Đinh.

Xe container Việt Nam trở về sau khi giao hàng ở Trung Quốc theo phương thức cũ. Ảnh: Tùng Đinh.

Còn tồn gần 1.500 xe

Tính đến tối 28/2, tổng lượng xe hàng chờ xuất khẩu tại 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma là 1.479 xe, trong đó xe chở hoa quả tươi, chiếm gần 70% tổng số xe hàng chờ xuất khẩu.

Mặc dù 4 cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đang tích cực hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tích cực trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để tăng năng lực thông quan tại các cửa khẩu nhưng do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch và nhu cầu của phía Trung Quốc tăng cao, ngoài ra một số cửa khẩu tại các địa phương khác đang tạm dừng hoạt động nên lưu lượng hàng hóa, nhất là trái cây tươi từ các tỉnh phía Nam đưa lên cửa khẩu của Lạng Sơn chờ xuất khẩu ngày càng tăng trong khi năng lực thông quan hạn chế.

Những ngày gần đây, không chỉ các cửa khẩu tại phía Việt Nam ùn ứ hàng hoá mà lượng xe hàng chờ xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng tăng cao, theo thông tin nắm được đã tồn khoảng 1.500 xe và chính quyền phía Trung Quốc liên tục đưa ra các khuyến cáo yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trong việc điều tiết phương tiện và phân luồng phương tiện.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng phía Trung Quốc cùng bày tỏ sự quan tâm trong việc đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

Vì vậy, các cơ quan chức năng Lạng Sơn dự báo trong thời gian tới năng lực thông quan qua tuyến biên giới phía Bắc trong đó có tỉnh Lạng Sơn sẽ tích cực hơn khi áp dụng phương thức giao nhận hàng hóa mới ổn định, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm