| Hotline: 0983.970.780

Làng sống 'khỏe' nhờ nghề làm chổi đót

Thứ Năm 02/06/2022 , 10:26 (GMT+7)

Nhiều thế kỷ qua hàng trăm hộ dân làng Hà Ân, xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) sống “khỏe” nhờ nghề làm chổi đót.

Ông Lê Tiến Lương, Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ cho biết, nghề làm chổi đót ở làng Hà Ân được cha ông truyền lại, có tuổi đời hàng trăm năm.  Hiện toàn xã có hơn 160 hộ dân đang duy trì nghề truyền thống này, tập trung ở thôn Hà Ân.

Ông Lê Tiến Lương, Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ cho biết, nghề làm chổi đót ở làng Hà Ân được cha ông truyền lại, có tuổi đời hàng trăm năm.  Hiện toàn xã có hơn 160 hộ dân đang duy trì nghề truyền thống này, tập trung ở thôn Hà Ân.

Mỗi tháng người dân có thể kiếm được từ 3 đến 4 triệu đồng từ nghề đan chổi.

Mỗi tháng người dân có thể kiếm được từ 3 đến 4 triệu đồng từ nghề đan chổi.

Thương hiệu chổi đót Hà Ân không chỉ nổi tiếng nhất Hà Tĩnh mà còn 'ghi điểm' tại các thị trường TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội. Thậm chí, xuất khẩu sang Campuchia, Trung Quốc.

Thương hiệu chổi đót Hà Ân không chỉ nổi tiếng nhất Hà Tĩnh mà còn “ghi điểm” tại các thị trường TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội. Thậm chí, xuất khẩu sang Campuchia, Trung Quốc.

Nguyên liệu chính để làm chổi là cây đót, dây mây hoặc dây nhựa, tre.

Nguyên liệu chính để làm chổi là cây đót, dây mây hoặc dây nhựa, tre.

Theo ông Phan Trường Sơn (65 tuổi), ở làng Hà Ân từ già trẻ, gái trai đều biết làm chổi đót. Riêng bản thân ông theo nghề này từ khi còn nhỏ.

Theo ông Phan Trường Sơn (65 tuổi), ở làng Hà Ân từ già trẻ, gái trai đều biết làm chổi đót. Riêng bản thân ông theo nghề này từ khi còn nhỏ.

'So với các ngành nghề khác, nghề làm chổi không lãi nhiều nhưng ở vùng nông thôn, đây là nguồn thu nhập thêm ngoài làm ruộng', ông Sơn nói.

“So với các ngành nghề khác, nghề làm chổi không lãi nhiều nhưng ở vùng nông thôn, đây là nguồn thu nhập thêm ngoài làm ruộng”, ông Sơn nói.

Trước đây, cây đót mọc nhiều ở các vùng núi thị xã Hồng Lĩnh, huyện Hương Sơn, Vũ Quang. Tuy nhiên, do khai thác nhiều nên nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm.

Trước đây, cây đót mọc nhiều ở các vùng núi thị xã Hồng Lĩnh, huyện Hương Sơn, Vũ Quang. Tuy nhiên, do khai thác nhiều nên nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm.

Cây đót sau khi mua về, người dân sẽ tách tỉa phần ngọn, phần cuống riêng. Sau đó cột lại thành từng bó, dùng dây mây buộc chặt.

Cây đót sau khi mua về, người dân sẽ tách tỉa phần ngọn, phần cuống riêng. Sau đó cột lại thành từng bó, dùng dây mây buộc chặt.

Công đoạn kết chổi đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Công đoạn kết chổi đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Để cán chổi cầm chắc tay hơn, người dân sử dụng thêm tre lót vào bên trong cán đót.

Để cán chổi cầm chắc tay hơn, người dân sử dụng thêm tre lót vào bên trong cán đót.

Bà Thủy, thôn Hà Ân cho biết, gia đình bà có 4 người cùng làm chổi. Mỗi ngày làm được trên 100 chổi cán nhựa. Hai năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chổi khó tiêu thụ, còn trước đây làm ngày nào là hết ngày đó. Đặc biệt dịp Tết 'cháy hàng'.

Bà Thủy, thôn Hà Ân cho biết, gia đình bà có 4 người cùng làm chổi. Mỗi ngày làm được trên 100 chổi cán nhựa. Hai năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chổi khó tiêu thụ, còn trước đây làm ngày nào là hết ngày đó. Đặc biệt dịp Tết “cháy hàng”.

'Dù thu nhập không quá cao nhưng ở nông thôn có nghề kiếm ra tiền ổn định đã là quá tốt. Như dịp này, mỗi ngày trừ chi phí tôi thu khoảng hơn 100.000 đồng', bà Thuỷ nói.

“Dù thu nhập không quá cao nhưng ở nông thôn có nghề kiếm ra tiền ổn định đã là quá tốt. Như dịp này, mỗi ngày trừ chi phí tôi thu khoảng hơn 100.000 đồng”, bà Thuỷ nói.

Được biết, chổi đót Hà Ân có hai kiểu là chổi đót cán nhựa và chổi cán đót. Chổi cán nhựa làm nhanh và giá thành thấp hơn chổi cán đót. Mỗi ngày trung bình một người sẽ hoàn thiện từ 15 đến 20 chổi cán đót, còn cán nhựa trên 30 cái.

Được biết, chổi đót Hà Ân có hai kiểu là chổi đót cán nhựa và chổi cán đót. Chổi cán nhựa làm nhanh và giá thành thấp hơn chổi cán đót. Mỗi ngày trung bình một người sẽ hoàn thiện từ 15 đến 20 chổi cán đót, còn cán nhựa trên 30 cái.

Giá bán chổi bình quân từ 20.000 đến 40.000 đồng/chiếc.

Giá bán chổi bình quân từ 20.000 đến 40.000 đồng/chiếc.

Xem thêm
Sầu riêng Đắk Lắk rụng la liệt vì 'sốc nhiệt'

Sầu riêng Đắk Lắk rụng la liệt vì sốc nhiệt. Lúa giảm năng suất nghi do ảnh hưởng trạm biến áp 110kV. Bình Định hưởng ứng chương trình 'Xanh hóa Trường Sa'. Kết 5.000 chậu hoa sen để làm bản đồ Việt Nam.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Nhiều công trình xây dựng bức tử đê sông Cầu

Thời gian qua tuyến đê sông Cầu thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) xuất hiện nhiều công trình xây dựng lấn chiếm lòng sông, ảnh hưởng đến an toàn thoát lũ của sông Cầu.

Video: Bắt 3 nghi phạm bán hổ còn sống nặng 265kg

PHÚ THỌ Công an huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm, hoạt động liên tỉnh. Tạm giữ 3 nghi phạm, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.