| Hotline: 0983.970.780

Lao động nghề biển vừa thiếu vừa yếu:[Bài 2] Chủ tàu ‘mất cả chỉ lẫn chài’

Thứ Bảy 09/04/2022 , 09:33 (GMT+7)

Do thiếu lao động nghề biển trầm trọng nên khi ‘chiêu mộ’ được bạn thuyền là chủ tàu mừng hết lớn, thế nhưng đâu biết mình đang ‘rước họa vào thân’…

Lao động nhận tiền ứng xong… biến mất

Do áp lực về thuyền viên cho những chuyến biển trong khi kiếm lao nghề biển trong thời gian gần đây khó cứ như “mò kim đáy bể”, chủ những tàu cá phải “quơ quào” tứ hướng để kiếm đủ người phục vụ cho nghề tàu mình hoạt động. Có chủ tàu cá ở Bình Định phải ra đến tận Thanh Hóa để kiếm lao động chuyên nghiệp.

Do thiếu lao động nghề biển trầm trọng nên khi ‘chiêu mộ’ được bạn thuyền là chủ tàu mừng hết lớn. Ảnh: V.Đ.T.

Do thiếu lao động nghề biển trầm trọng nên khi ‘chiêu mộ’ được bạn thuyền là chủ tàu mừng hết lớn. Ảnh: V.Đ.T.

Thậm chí có chủ tàu cá vì bí thuyền viên đi bạn quá mà tàu nằm bờ đã lâu, phải đi về các vùng nông thôn, kiếm những nông dân thuần túy để đi bạn theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”. Thậm chí có cả thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số từ các vùng núi xuống “đầu quân” nghề biển, chủ tàu bí quá cũng nhận luôn. Cứ kiếm được người đi bạn là mừng.

Thực trạng trên đã nảy sinh nhiều chuyện nghe rất bi hài. Ngư dân Võ Thế Dư (47 tuổi) ở thôn Hóa Lạc, xã Cát Thành (huyện Phù Cát, Bình Định), minh họa nạn khủng hoảng thiếu lao động nghề cá bằng câu chuyện của chính mình.

Số là sau thời gian tàu cá của anh phải nằm bờ vì hết hạn bảo hiểm, 12 lao động đi bạn trên tàu của anh đồng loạt tìm tàu cá khác đi làm. Đến khi tàu của Dư được bảo hiểm trở lại thì không còn lao động để cho tàu ra khơi.

Nhiều chủ tàu bằng mọi cách phải tìm cho đủ người đi bạn để cho tàu vươn khơi. Trước khi các lao động xuống tàu, chủ tàu phải ứng trước cho mỗi người 7 triệu đồng, thêm 1 triệu chi phí tiền tàu xe từ quê nhà di chuyển đến cảng cá, vị chi mỗi thuyền viên nhận 8 triệu đồng họ mới đi.

Đến khi tìm đủ “lực lượng”, chủ tàu cá tất bật sắm sanh lương thực thực phẩm, tiếp nhiên liệu và đá lạnh để chuẩn bị mở biển. Gần đến giờ tàu xuất bến, tất cả các thuyền viên mang ba lô lục tục xuống tàu.

Trước khi các lao động xuống tàu, chủ tàu phải ứng trước cho mỗi người từ 5-10 triệu đồng họ mới đi. Ảnh: V.Đ.T.

Trước khi các lao động xuống tàu, chủ tàu phải ứng trước cho mỗi người từ 5-10 triệu đồng họ mới đi. Ảnh: V.Đ.T.

Nhân lúc chủ tàu cùng mọi người tất bật với những công việc chuẩn bị cho tàu vươn khơi, nhiều thuyền viên lặng lẽ lên bờ bỏ đi lúc nào không biết, bỏ lại tàu những chiếc ba lô trong đó đựng toàn đồ cũ.

“Chiêu mộ được 1 lao động, ứng tiền trước cho họ rồi nhưng chủ tàu chưa dám mừng, bởi không chắc họ sẽ tham gia chuyến biển như cam kết. Nhiều trường hợp đến ngày tàu xuất bến nhưng chủ tàu không thấy bóng dáng những lao động đã nhận tiền trước của mình ở đâu, gọi điện thoại thì đầu dây bên kia ò í e, chủ tàu vừa mất tiền vừa không thể cho tàu ra khơi vì thiếu lao động”, ngư dân Ngô Lê Hát, chủ tàu cá vỏ thép mang số hiệu BĐ 99168 TS (880CV) ở huyện Phù Cát (Bình Định) kể.

Tàu cá nằm bờ bất đắc dĩ

Tình trạng chủ tàu cá bị thuyền viên đã nhận tiền đặt cọc, nhưng trước khi tàu vươn khơi thì “biến mất” không chỉ xảy ra ở Bình Định, nhiều chủ tàu cá ở Khánh Hòa cũng lâm cảnh tương tự.

Ngư dân Nguyễn Quảng (72 tuổi), chủ tàu cá mang số hiệu KH 92539 TS ở xã Phước Đồng (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa), than thở tàu cá của ông phải nằm bờ dài ngày vì không tìm ra lao động. Ảnh: K.S.

Ngư dân Nguyễn Quảng (72 tuổi), chủ tàu cá mang số hiệu KH 92539 TS ở xã Phước Đồng (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa), than thở tàu cá của ông phải nằm bờ dài ngày vì không tìm ra lao động. Ảnh: K.S.

Theo lão ngư Nguyễn Quảng (72 tuổi), chủ tàu cá mang số hiệu KH 92539 TS, chuyên hành nghề đánh cá ngừ đại dương ở xã Phước Đồng (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa), bây giờ lao động nghề biển ngày càng thiếu, kiếm được người đi bạn rất nan giải.

Ví như ở xã Phước Đồng có khoảng 100 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương, mỗi tàu cần ít nhất 5 lao động, phải cần có 500 lao động. Thế nhưng thực tế hiện nay tại địa phương chỉ có 100 lao động, nên không đủ bạn thuyền cho tất cả các tàu vươn khơi. Điều này dẫn đến nhiều tàu bám biển đình trệ, có tàu buộc phải nằm bờ dài ngày.

Ví như tàu cá KH 92539 TS của ông Quảng bất đắc dĩ  phải nằm bờ từ tháng 11 âm lịch năm ngoái đến tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022, mặc dù thời điểm này là vụ chính đánh bắt cá ngừ đại dương, nguyên nhân bởi bởi ông Quảng tìm không ra lao động đi biển.

Các chủ tàu cá ở Khánh Hòa hiện đang khốn đốn vì không kiếm ra lao động đi biển. Ảnh: K.S.

Các chủ tàu cá ở Khánh Hòa hiện đang khốn đốn vì không kiếm ra lao động đi biển. Ảnh: K.S.

“Việc cho ứng tiền trước cho lao động tưởng chừng là giải pháp căn cơ để níu kéo lao động nghề biển, thế nhưng thực tế lại sinh ra hệ lụy lao động đi biển lừa gạt tiền của các chủ tàu. Có chủ tàu vì tin tưởng này mà mất “cả chì lẫn chài”, tức là không chỉ mất tiền ứng mà còn không thể vươn khơi. Đến ngày đi biển rồi, tàu đã sắm tổn đầy đủ, nhưng cuối cùng lao động nghề biển vắng mặt đành phải đổ đá lạnh lại xuống biển và cho tàu nằm bờ. Mỗi lần các chủ tàu ít nhất bị lừa gạt mất từ 30-40 triệu đồng”, lão ngư Quảng nói.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.