| Hotline: 0983.970.780

Lệnh cấm thuốc trừ sâu gây tranh cãi ở Kenya

Thứ Ba 21/12/2021 , 14:20 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp của quốc gia Đông Phi này có thể thiệt hại hơn 150 tỷ shilling (1,2 tỷ euro) nếu lệnh cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp có hiệu lực.

Những nỗ lực của các nhà lập pháp Kenya nhằm đưa ra các quy định về thuốc trừ sâu nhằm phù hợp với thỏa thuận xanh của EU đang gây chia rẽ cộng đồng nông dân nước này, trong đó các nhóm nông nghiệp cảnh báo rằng lệnh cấm có thể xóa sổ hơn 1 tỷ euro giá trị sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Shutterstock.

Những nỗ lực của các nhà lập pháp Kenya nhằm đưa ra các quy định về thuốc trừ sâu nhằm phù hợp với thỏa thuận xanh của EU đang gây chia rẽ cộng đồng nông dân nước này, trong đó các nhóm nông nghiệp cảnh báo rằng lệnh cấm có thể xóa sổ hơn 1 tỷ euro giá trị sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Shutterstock.

Cộng đồng nông dân Kenya đang bị chia rẽ trước những nỗ lực của các nhà lập pháp nhằm điều chỉnh các quy định của họ về thuốc trừ sâu cho phù hợp với thỏa thuận xanh của  Liên minh châu Âu (EU). Các nhóm nông nghiệp cảnh báo rằng lệnh cấm có thể xóa sổ hơn 1 tỷ euro giá trị sản xuất nông nghiệp.

Viện nghiên cứu và chính sách Tegemeo có trụ sở tại Đại học Egerton, một viện chuyên về nông nghiệp ở khu vực Trung tâm Kenya, cho rằng ngành nông nghiệp của quốc gia Đông Phi này có thể thiệt hại hơn 150 tỷ shilling (1,2 tỷ euro) nếu lệnh cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp có hiệu lực.

“Nếu lệnh cấm có hiệu lực, Kenya sẽ không còn cách nào khác ngoài việc trở thành quốc gia nhập khẩu ròng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người dân vì một lượng lớn thực phẩm sẽ bị mất đi”, Timothy Njagi, thuộc Đại học Egerton cho biết tại một sự kiện do Science Kenya Africa tổ chức.

Việc tuân thủ các quy định về thuốc bảo vệ thực vật của EU sẽ giúp ích cho nông dân và người trồng trọt muốn xuất khẩu sang khu vực này, nhưng có thể gây ra các vấn đề cho những người nông dân tự cung tự cấp và các hộ nông dân nhỏ không xuất khẩu.

Tỷ trọng xuất khẩu của Kenya sang EU chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp như hoa cắt cành, trái cây và rau quả, chiếm hơn 90% tổng giá trị xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, sản xuất cây trồng trên khắp khu vực Đông Phi bị ảnh hưởng bởi sự tàn phá của nạn châu chấu, dẫn đến việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.

Có tới 90% sản lượng sản phẩm tươi của Kenya phụ thuộc vào các hộ nông dân sở hữu diện tích đất từ ​​0,5 mẫu đến 5 mẫu Anh.

Olumide Abimbola, thuộc Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace - CEIP), cho biết: “Thỏa thuận xanh mới của châu Âu nên được coi là một công cụ chính sách đối ngoại của EU, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới mà Liên minh giao thương”.

Điều đó hiện đang được thể hiện rõ ràng ở Kenya, nơi Quốc hội đang xem xét liệu có nên áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với hóa chất nông nghiệp đã bị cấm ở EU hay không. Động thái này được đưa ra sau khi Gladys Shollei, một nhà lập pháp trong hội đồng quận Uasin Gishu, đưa ra một bản kiến ​​nghị công khai tại Quốc hội lập luận rằng khối lượng các sản phẩm kiểm soát dịch hại (PCP) nhập khẩu đã tăng hơn gấp đôi trong 4 năm, gây nguy hiểm cho sức khỏe và môi trường. Lệnh cấm được đề xuất sẽ áp dụng cho khoảng 200 hóa chất.

Theo chỉ thị của Ủy ban y tế của Quốc hội, Ban sản phẩm kiểm soát dịch hại của nước này hiện đang tiến hành phân tích rủi ro của các sản phẩm được bán ở Kenya. Trong số các loại thuốc bảo vệ thực vật được đánh giá, có 24 sản phẩm gây ung thư, 24 sản phẩm gây đột biến gen, 35 sản phẩm gây rối loạn nội tiết và 140 sản phẩm là chất độc thần kinh.

Cộng đồng Đông Phi (East African Community), một khối gồm 6 quốc gia với thị trường hàng hóa duy nhất và liên minh thuế quan chung bên ngoài, cũng xem xét liệu có nên hài hòa các quy định về thuốc bảo vệ thực vật hay không.

Tuy nhiên, các nhà vận động môi trường tranh luận rằng các sản phẩm không độc hại có thể được sử dụng để bảo vệ mùa màng.

Với việc các quốc gia châu Phi hiện đang tập trung nhiều hơn vào an ninh lương thực trong nước trong bối cảnh sản xuất và chuỗi cung ứng bị gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra, các quốc gia có thể ưu tiên cung cấp lương thực trong nước hơn là xuất khẩu sang EU.

“Nông dân Kenya xứng đáng được biết sự thật về thuốc trừ sâu. Các hiệp hội ủng hộ việc sử dụng thuốc trừ sâu đã đánh lừa nông dân của chúng tôi, những người xứng đáng nhận được sự thật về thuốc trừ sâu độc hại'', Claire Nasike, nhà vận động của tổ chức Greenpeace Africa Food phản đối.

Những người khác cảnh báo rằng lệnh cấm thuốc trừ sâu sẽ làm giảm sản lượng và tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

“Các chiến lược trong thỏa thuận xanh của Liên minh châu Âu có khả năng làm xói mòn hộp công cụ chính sách vốn đã nhỏ cho nông dân châu Phi từ 50-60% do chi phí canh tác tăng, năng suất cây trồng giảm, do đó cần phải tăng sản lượng lương thực lên đến 56% vào năm 2050”, Stella Simiyu của tổ chức CropLife Africa cho biết.

Tác động của các mục tiêu bền vững của EU đối với các nhà sản xuất thực phẩm châu Phi sẽ là chủ đề chính trước cuộc họp lần thứ sáu giữa Liên minh châu Phi (AU) và EU vào năm tới.

Hội nghị thượng đỉnh giữa AU và EU sẽ được tổ chức vào ngày 17-18/2/2022 để khởi động lại quan hệ đối tác thương mại giữa hai lục địa láng giềng.

"Hội nghị thượng đỉnh nhằm mục đích thiết lập một liên minh định hướng tương lai đầy tham vọng với châu Phi trên cơ sở xây dựng một khu vực thịnh vượng và ổn định được củng cố bởi một gói đầu tư chuyển đổi", kết luận của hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 12 cho biết.

(Theo Euractiv)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.