| Hotline: 0983.970.780

Liên kết để tránh tình trạng nông sản “sáng tươi, chiều héo”

Thứ Năm 15/10/2020 , 08:46 (GMT+7)

Trên 80% nông sản của Hà Nội vẫn bán ở chợ dạng không tên, hơn 10% còn lại đã có nhãn mác, công bố tiêu chuẩn là nguồn có thể phát triển theo liên kết...

Mới đây, Hà Nội đã tổ chức hội thảo triển khai Nghị định 98 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Kiểm tra trứng ở nhà máy Ba Huân trên địa bàn Hà Nội.                                      Ảnh: NNVN

Kiểm tra trứng ở nhà máy Ba Huân trên địa bàn Hà Nội.                                      Ảnh: NNVN

Ở cấp thành phố hiện có 17 đơn vị xác định lập dự án và tiến hành thuê tư vấn, 1 đơn vị đã gửi hồ sơ là Công ty Giống gia súc Hà Nội với liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức chăn nuôi, thu mua gắn với tiêu thụ bò thịt lai BBB.

Dự kiến 3 tháng cuối năm, Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định, xét duyệt, trình UBND thành phố phê duyệt, hỗ trợ cho 3-5 dự án liên kết. Ở cấp huyện, Thanh Trì đã triển khai 2 chuỗi liên kết được thành phố chứng nhận gồm mô hình nhóm hộ liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ rau an toàn với hơn 150 gia đình ký hợp đồng với HTX An Phát trên tổng diện tích hơn 30 ha, giá thu mua ổn định và cao hơn thị trường 10-15%.

Chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ thịt lợn theo chuẩn VietGAP giữa trang trại Tiến Thành và Công ty cổ phần thực phẩm Song Đạt với sản lượng trung bình 12 tấn/tháng, cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng truy xuất bằng mã QR code với giá bán cao hơn giá thị trường 10%.

Huyện Thường Tín đã xây dựng 16 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 12 chuỗi liên kết trong đó có 6 chuỗi liên kết trồng trọt, 2 chuỗi liên kết chăn nuôi và 4 chuỗi liên kết giết mổ. Tuy quy mô của các mô hình không lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế khá, giảm diện tích đất hoang hóa, tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân. Huyện Chương Mỹ đã xây dựng xong đề án của mình với mục tiêu phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực gồm rau an toàn, bưởi, gạo chất lượng cao.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy Nghị định 98 là chính sách mới, các cấp tổ chức thực hiện vẫn còn đang lúng túng. Nhiều quận, huyện, thị xã chưa ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng thẩm định dự án liên kết cũng như các kế hoạch để triển khai. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ sản xuất có liên kết chuỗi sản xuất nhưng chưa chủ động nghiên cứu, tiếp cận chính sách hỗ trợ.

Thêm vào đó là vướng mắc về điều kiện để được hỗ trợ như phương án sử dụng đất chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Do tốc độ đô thị hóa nhanh nên quỹ đất sử dụng cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và quy hoạch thì bị điều chỉnh, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả lại không nằm trong quy hoạch; Năng lực tài chính của một số chủ thể liên kết, đặc biệt là các hợp tác xã còn kém, để đối ứng 70% vốn khi được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng là rất khó khăn.

Đóng gói trứng ở nhà máy Ba Huân trên địa bàn Hà Nội.                               Ảnh: NNVN

Đóng gói trứng ở nhà máy Ba Huân trên địa bàn Hà Nội.                               Ảnh: NNVN

Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp -PTNT Hà Nội nếu để nông dân tự sản tự tiêu như từ trước tới nay sẽ có những hạn chế về chất lượng sản phẩm, về việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, dễ lâm vào tình trạng nông sản “sáng tươi, chiều héo”.

Hiện thành phố mới chỉ có 141 chuỗi nông sản. Phát triển nông nghiệp hiện đang gặp rào cản lớn bởi ruộng đất sản xuất rất manh mún nên cần phải liên kết nông dân lại với nhau trong các tổ hợp tác, hợp tác xã rồi từ đó liên kết với các doanh nghiệp đầu tàu.

Nếu không tập trung được nguồn lực tổ chức kết nối để sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị thì động lực phát triển ngành nông nghiệp sẽ bị triệt tiêu đi rất nhiều. Bởi vậy, điều quan trọng là những doanh nghiệp đầu mối chuỗi, khi phát triển vùng nguyên liệu sẽ phải đưa ra các tiêu chuẩn để nông dân theo đó mà tham gia, hợp tác.

Đối với nông dân, phải thay đổi tư duy, cách làm và chấp nhận những quy định, ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm trong các khâu của sản xuất. Nghị định 98 là động lực để phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết, khuyến nông, đào tạo, tập huấn; giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm...

  • Tags:
Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.