| Hotline: 0983.970.780

Người dân không phải đối ứng đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt

Chủ Nhật 05/05/2024 , 08:40 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Tỷ lệ người dân nông thôn tại Thái Nguyên sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,5%, trong đó hơn 55,7% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn địa phương.

Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn và dài hạn

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 254 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Đến hết năm 2023, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,5%. Trong đó, hơn 55,7% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn địa phương.

Tiêu chí nước sạch và môi trường là nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, giúp thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống người dân. Qua đó, đóng góp vào kết quả 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại lễ phát động hưởng ứng. Ảnh: Quang Linh.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại lễ phát động hưởng ứng. Ảnh: Quang Linh.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, đời sống của người dân đang chịu tác động lớn do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và công trình cấp nước sinh hoạt xuống cấp.

Để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 98% vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX đã đề ra và mục tiêu 80% tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn dài hạn; tổ chức theo dõi trữ lượng và chất lượng nguồn nước, có kế hoạch phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt; thực hiện công tác khắc phục hạn hán và thiếu nước.

Đặc biệt, cần chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ cấp nước tự phát, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng điều kiện thiếu nước sinh hoạt để trục lợi thông qua cấp nước sinh hoạt giá cao.

"Các địa phương cần tập trung quản lý sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước; triển khai thực hiện các thủ tục thanh lý, xử lý tài sản các công trình không hoạt động theo quy định. 

Xây dựng phương án giá bán nước cho từng công trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, thống nhất mức giá theo từng địa bàn, khu vực đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Hàng năm có kế hoạch bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ giá bán nước sạch cho các xã, đơn vị quản lý theo phân cấp, đảm bảo thu đủ bù chi và kinh phí thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình", ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh. 

Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tập trung sửa chữa, nâng cấp công trình nước sạch bảo đảm hoạt động hiệu quả, bền vững. Ảnh: Quang Linh.

Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tập trung sửa chữa, nâng cấp công trình nước sạch bảo đảm hoạt động hiệu quả, bền vững. Ảnh: Quang Linh.

Xây dựng quy hoạch cấp nước nông thôn

Theo ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thái Nguyên, địa phương rất quan tâm đến đời sống của người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa.

Trong giai đoạn 2022-2025, UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định đầu tư 100% ngân sách và người dân không phải đối ứng để xây dựng công trình cấp nước. Trung tâm cũng tích cực phối hợp với các địa phương để rà soát, tham mưu xây dựng về quy hoạch hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh, đến thời điểm hiện tại tất cả các công trình trong dự án đã được khởi công xây dựng, một số công trình đã triển khai đến 90% khối lượng công việc.

Theo Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, địa phương sẽ tăng cường huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng cấp nước sạch nông thôn theo hướng đầu tư gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt; ưu tiên đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, ô nhiễm nguồn nước; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. 

Xem thêm
Vùng nuôi ngao 500ha ven biển huyện Nghĩa Hưng đạt chuẩn quốc tế ASC

Nam Định Vùng nuôi ngao 500ha tại các xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) được chứng nhận áp dụng nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.