| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi đất lúa, lợi nhuận cao gấp 2,5 - 4 lần

Thứ Sáu 23/02/2024 , 09:12 (GMT+7)

KIÊN GIANG Năm 2023, Kiên Giang đã chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi thủy sản được 6.850ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 - 4 lần.

Chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và là mô hình phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và là mô hình phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, năm 2023, nông dân trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên trồng lúa với tổng diện tích là 6.850/7.676ha, đạt hơn 89% so với kế hoạch được Bộ NN-PTNT giao trong năm.

Trong đó, diện tích chuyển đổi đất lúa sang trồng cây hàng năm là 1.221ha, chuyển đổi sang trồng cây lâu năm 369ha. Riêng diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển đổi sang đất trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản đạt hơn 5.260ha.

Qua khảo sát, đánh giá của đơn vị chuyên môn, hầu hết diện tích sau khi chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2,5 đến 4 lần.

Cụ thể, chuyển đổi đất lúa sang trồng luân canh lúa - rau màu lợi nhuận tăng thêm từ 15 - 25 triệu đồng/ha. Chuyển đổi sang các mô hình trồng rau màu chuyên canh lợi nhuận cao hơn từ 35 - 45 triệu đồng/ha. Đối với chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái giúp tăng thêm lợi nhuận 55 - 65 triệu đồng/ha, tuy nhiên chi phí đầu tư cao hơn so với trồng lúa và cần thời gian khoảng 3 - 4 năm nông dân mới bắt đầu thu hồi vốn.

Đặc biệt, chuyển đổi từ chuyên trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có điều kiện phù hợp giúp tăng thêm lợi nhuận bình quân 85 triệu đồng/ha/năm. Đây là mô hình kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, đang được Sở NN-PTNT Kiên Giang định hướng mở rộng tại các huyện vùng U Minh Thượng và khu vực ven biển vùng Tứ giác Long Xuyên.

Tuy nhiên, mô hình vẫn còn gặp khó khăn về tổ chức sản xuất, liên kết với doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ nông sản đạt chuẩn chất lượng, nhất là với tiêu thụ tôm nuôi thương phẩm do mô hình nuôi dạng thu tỉa thả bù, sản lượng ít.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...