| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản: Doanh nghiệp sẽ kiện... nông dân?!

Thứ Tư 25/02/2009 , 15:00 (GMT+7)

Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác & PTNT Lê Quý Đăng cho rằng, việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng còn thấp do động lực thị trường vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy DN và nông dân thực sự tự nguyện liên kết với nhau, phổ biến tình trạng cung lớn hơn cầu, DN chưa phải chịu sức ép từ thị trường nông sản để buộc phải kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân, dẫn đến số lượng hợp đồng ký còn quá thấp so với năng lực SX của nông dân…

Giữa sản xuất với tiêu thụ qua hợp đồng của DN vẫn còn khoảng cách rất lớn.

TS Nguyễn Thái Thắng, TCty Chè VN cho hay, thực hiện liên kết “4 nhà”, từ 2003 đến nay TCty đã phối hợp 14.000 hộ nông dân ở 19 xã thuộc 4 tỉnh miền núi phía Bắc trồng mới và khai thác trên 3.000 ha chè. Tuy nhiên khi giá chè tăng cao, đã xảy ra việc tranh mua tranh bán ngay tại vùng nguyên liệu do TCty đầu tư.

Ông Nguyễn Tuấn, GĐ XN chè Hạnh Lâm (Nghệ An) bức xúc: “Trong khi DN đầu tư vốn, kỹ thuật cho nông dân thì một số cơ sở tư nhân trong vùng đã lợi dụng nhảy vào thu mua nguyên liệu với giá cao hơn từ 5 - 10%. Thậm chí có lúc họ mua thấp hơn, dân vẫn bán để trốn nợ DN hoặc thu lợi trước mắt. Năm 2007 lên cơn sốt chè, tư thương tranh mua tranh bán đã làm náo động cả vùng. Năm 2008 sản phẩm chè ứ đọng, không tiêu thụ được, 100% cơ sở tư nhân đóng cửa, lập tức người dân gây sức ép buộc DN phải bao tiêu sản phẩm”.

Các mô hình liên kết tiêu thụ cà phê tại Đăk Lăk và Quảng Trị cũng thất bại. Cty Đầu tư cà phê - dịch vụ Đường 9 (Quảng Trị), từ năm 2002 - 2005 đã đầu tư 12 tỷ đồng cho 1.500 hộ trồng cà phê nhưng nhiều hộ trốn tránh trả nợ DN. Từ 2005 Cty Cà phê Thắng Lợi (Đăk Lăk) cũng “quay lưng” không kí hợp đồng tiêu thụ với nông dân. Bởi theo họ, yêu cầu của dây chuyền chế biến ướt đòi hỏi phải đảm bảo quả chín từ 85% trở lên, trong khi dân cứ hái cà phê xanh…

Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác & PTNT Lê Quý Đăng: Sở dĩ việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng còn thấp do động lực thị trường vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy DN và nông dân thực sự tự nguyện liên kết với nhau, phổ biến tình trạng cung lớn hơn cầu, DN chưa phải chịu sức ép từ thị trường nông sản để buộc phải kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân, dẫn đến số lượng hợp đồng ký còn quá thấp so với năng lực SX của nông dân…

Tại miền Bắc, mối liên kết “4 nhà” bị “đổ bể” cũng khá phổ biến. Theo Chủ nhiệm HTXNN Hương Sơn (Bắc Giang), năm 2008 HTX chỉ thu mua được 300 tấn nguyên liệu để cung ứng cho các NM, còn khoảng 200 tấn nông dân tự phá hợp đồng, tuồn bán sản phẩm ra ngoài.

Nhưng ông Nguyễn Bách Hải, Chủ nhiệm HTX Phúc Ninh (Yên Sơn, Tuyên Quang) cho rằng, do giá cả thu mua nguyên liệu không thống nhất, DN thanh toán tiền chậm, mất nhiều thời gian đi lại của xã viên nên nông dân không thực hiện cam kết theo hợp đồng là điều đương nhiên.

Đại diện Cty CP Giống cây trồng TƯ cho biết, hằng năm Cty liên kết với nông dân SX từ 4.500 - 5.000 ha GCT các loại, tương đương 18.000 - 20.000 tấn giống. Mặc dù có hợp đồng bao tiêu nông sản, song nông dân lại “bỏ” DN, bán giống ra thị trường. Chẳng lẽ DN lại đi kiện… nông dân phá vỡ hợp đồng?!

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.