| Hotline: 0983.970.780

'Linh kê dị tướng' trên đất võ Bình Định

Thứ Sáu 27/01/2017 , 14:01 (GMT+7)

Nghe dân chơi gà chọi ở miền Bắc kháo nhau rằng, muốn kiếm gà chọi tốt thuộc hàng linh kê, thì nên tìm đến mua giống gà chọi ở Bình Định.

Người dân Bình Định sở hữu giống gà chọi cổ xưa gắn liền với miền đất võ, nổi tiếng bởi các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm đến độ trác tuyệt. Tương truyền từ thời Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã quan sát gà chọi và sáng tạo ra bài Hùng kê quyền.

Ngày nay, không chỉ dân chơi gà chọi ở khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam tìm về đây mua giống gà chọi, mà trường gà ở các nước Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… cũng săn lùng những chú linh kê xuất xứ từ Bình Định.

g-choi-binh-dinh144531157
Gà chọi Bình Định
 

Nghe dân chơi gà chọi ở miền Bắc kháo nhau rằng, muốn kiếm gà chọi tốt thuộc hàng linh kê, thì nên tìm đến mua giống gà chọi ở Bình Định.
 

Thoát nghèo, làm giàu từ gà chọi

Nắm bắt nhu cầu gà chọi thương hiệu Bình Định, từ vài năm gần đây trên địa bàn huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn nở rộ phong trào gây nuôi sinh sản, cung cấp giống gà chọi. Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước có gần 400 hộ chuyên nuôi chăn nuôi, huấn luyện gà chọi để bán cho khách hàng từ khắp mọi miền đất nước đến mua.

Tại nhà ông Bùi Văn Nhi, hiện có 50 con gà mái sinh sản, và hơn 80 con gà trống ở độ tuổi 8 tháng đến 1,5 năm, đã huấn luyện thành thục đang chờ xuất bán. Trong vườn đã quây kín, lốc nhốc một lũ những con gà trống choai to cao lộc ngộc, đầu công, mình cốc, mào hoa dâu, mào hoa hồng, cùng rướn cong cần cổ gáy ồ ồ trong những chiếc lồng thép hoặc ô chuồng trên bủa lưới thép cao chót vót. Dưới chân lũ “thần kê” này mang một thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm cho bất kỳ kẻ thách đấu nào: Dàn cựa khủng to tổ bố, đâm xiên nhọn hoắt.

Ông Nhi cho biết, mỗi năm ông xuất bán ra thị trường từ 150 - 200 con gà chọi đã huấn luyện thành thục, đạt doanh thu khoảng 500 - 700 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng. Giá bán của mỗi con gà khác nhau tùy thuộc vào khả năng thi đấu, ngoại hình và sự mặc cả giá với khách hàng, thường dao động từ 3 - 10 triệu đồng. Những con thuộc hàng “linh kê dị tướng”, có thế đá hóc hiểm, được khách hàng từ tận Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên tìm vào mua, sẵn sàng trả giá 10 - 15 triệu đồng.
 

Công phu huấn luyện

Giống gà chọi Bình Định có thân thể cao lớn, con trống trưởng thành đạt trọng lượng 3,5 - 5kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3,0 - 3,8kg là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay.

Quy trình nuôi gà chọi rất khắt khe, gà trống từ 4 tháng tuổi phải nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy. Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này; đồng thời cắt tai, tích. Cho gà đá thử vài trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán thịt.

Con gà trống nào có ngoại hình tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này tiếp tục chọn theo các tiêu chí: Có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ, có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm, khả năng tránh đòn. Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.

Kể về quy trình luyện gà, ông Nhi cho hay, rất công phu với các bí kíp: Quần sương, xát nghệ, dầm cẳng. Hàng ngày phải quần sương, cho gà vận động vào sáng sớm. Khâu xát nghệ là dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu. Dầm cẳng là, trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.

dscn8771144412187
Ông Bùi Văn Nhi huấn luyện gà chọi
 

Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình tốt sẽ được giữ lại làm mái sinh sản. Gà mái giống chọi Bình Định sinh sản rất kém, mỗi năm chỉ đẻ 14 - 16 quả trứng, bởi vậy với 50 con gà mái trong đàn nhà ông Nhi, mỗi năm chỉ ấp nở được khoảng 700 gà con, trong đó chỉ khoảng 150 con gà trống choai đạt tiêu chuẩn gà chọi bán được tiền triệu mỗi con, còn lại là bán thịt với giá 120 nghìn đồng/kg.

Ghé thăm gia đình hai cha con ông Phạm Đình Sáu và Phạm Thanh Lịch, tuy đàn nuôi không nhiều, chỉ với 10 con gà mái, mỗi năm cho ra lò 20 - 30 con gà trống chọi, và hơn 100 con bán thịt, nhưng chủ nhà là bậc kỳ cựu về chơi gà chọi.

Ông Sáu chia sẻ: “Gà chọi Bình Định có ý chí thi đấu mãnh liệt, đấu cho đến chết hoặc khi chủ cho hồ kết thúc chứ không bao giờ bỏ chạy trước đối thủ. Và khi một chú gà nào đó nổi hứng “sanh thế” - ra một thế mới mà ngay chủ kê cũng không biết, làm đòn hay đến mức đối thủ bỗng dưng thua ngược, thì thật là không còn hạnh phúc nào hơn. Mỗi con đá mỗi thớ. Người ta nói đấu trí và đấu cơ (kê), không chỉ ở gà đá hay, mà thắng hay bại trong mỗi cuộc đấu còn là ở cuộc đấu trí giữa những chủ gà nữa”.

Ông Sáu kể, hồi xưa, gà chọi chưa trở thành nghề chăn nuôi hàng hóa, ông cũng như người nơi đây chỉ nuôi 1 - 2 con để chơi cho vui. Bởi vậy, thuở đó vợ chồng thường xuyên hục hặc, vợ hay “ghen” vì chồng chăm sóc gà kỹ quá. Chọi gà cá độ cũng gây tiêu hao tài chính gia đình. Nhưng nay khi nghề nuôi gà chọi trở thành sinh kế, thì cả vợ chồng, con cái cùng ham mê.

Anh Phạm Thanh Lịch, con trai của ông Sáu khoe: “Qua nhiều năm chọn gà, tôi đã luyện được con mắt nhìn gà. Từ một bầy gà con, sau vài tuần chăm sóc theo dõi, căn cứ vào dáng đi, vảy chân, cựa… để chọn ra những con nổi trội. Vảy gà có nhiều loại, thường gà chiến có kiểu vảy “áng thiên” (trực trời) hoặc “áng địa” (trực đất). Cựa gà rất quan trọng, quý ở những con gà có cựa “nhật nguyệt” (một cựa đen, một cựa trắng); gà tam cựa, mỗi chân có 3 cựa.

Cựa gà đóng ở vị trí cao trên chân thì vứt, bởi khi đá đâm vào đầu đối phương dù có khiến bị toác đầu thì đối phương vẫn còn đá. Cựa càng đóng thấp càng tốt, để khi đá sẽ đâm vào cổ đối phương, cứa từ mang tai xuống cổ là chắc thắng.
 

Bảo tồn gìn giữ nguồn gen quý

Cách đây vài năm, các nhà nghiên cứu ở Viện Chăn nuôi Quốc gia là Lý Văn Vỹ và Hoàng Văn Trường đã đầu tư nhiều thời gian, công sức để thực hiện đề tài về “Bảo tồn và khai thác nguồn gen gà chọi Bình Định”, trong khuôn khổ Đề án “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi quốc gia” của Viện Chăn nuôi Quốc gia. 

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, cơ bắp phát triển, xương to chắc thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Các phần đầu, cổ, ngực, đùi đều rất thưa lông, nhưng hai cánh có bộ lông phát triển giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá. Ngực gà chọi Bình Đình rộng với cơ ngực nổi rõ, tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp từ 1,5 - 3,0cm ở gà trống. Phao câu và lông đuôi phát triển, lông đuôi có thể dài tới 30cm.

dscn8712144409824
Anh Phạm Thanh Lịch với con gà cồ chọi
 

Các nhà khoa học cũng đánh giá cao gà chọi Bình Định, đặc biệt hai dòng gà nổi tiếng là dòng “Ngân hàng” và dòng “Bảy Quéo”, với sức mạnh vô song trong họ hàng nhà gà. Tông Bảy Quéo nổi danh từ thời Nguyễn Huệ Tây Sơn, là niềm tự hào của người chơi gà Bình Định. Còn tông "Ngân hàng" tuy xuất hiện vào giữa thế kỷ 20 nhưng cũng nổi danh không kém vốn là một loại gà nổi tiếng đá ăn nhiều quá - “gửi tiền vào ngân hàng không xuể”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm