| Hotline: 0983.970.780

Loạt dự án thủy lợi góp phần điều tiết lũ ở Đồng Nai

Chủ Nhật 30/07/2023 , 10:55 (GMT+7)

Tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh các dự án tu sửa, gia cố sạt lở bờ sông, dự án công trình thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, phục vụ sản xuất.

Nạo vét lòng hồ, kênh dẫn nước sau cống điều tiết

Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phòng, chống thiên tai, thủy lợi và kịp thời gia cố, sửa chữa, nâng cấp, duy tu bảo đảm an toàn cho các công trình. Mặt khác, địa phương cũng lưu ý các khu vực xung yếu, trọng điểm có nguy cơ xảy ra bể bờ, tràn bờ để có biện pháp xử lý cũng như cảnh báo người dân.

Ngoài ra, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng triển khai nạo vét, khơi thông dòng chảy, đồng thời vận động nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, lòng sông, suối, kênh, rạch tránh làm ách tắc dòng chảy, hạn chế năng lực tiêu thoát nước…

Các cơ quan chức năng thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá công trình thủy lợi trước mùa mưa. Ảnh: Trần Trung.

Các cơ quan chức năng thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá công trình thủy lợi trước mùa mưa. Ảnh: Trần Trung.

Để khơi thông dòng chảy, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã phê duyệt Dự án Sửa chữa, đào, nạo vét lòng hồ chứa nước Suối Đầm do Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi, Sở NN-PTNT Đồng Nai làm chủ đầu tư. Dự án này có tổng vốn gần 28 tỷ đồng, gồm các hạng mục: hồ chứa nước; tràn xả lũ; kênh dẫn thượng, hạ lưu tràn xả lũ; nạo vét kênh sau tràn theo tuyến hiện trạng và nạo vét đáy kênh sau cống điều tiết…

Đại diện Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết, mục tiêu của dự án này nhằm tạo nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đồng thời, duy trì, hỗ trợ ổn định mực nước ngầm hiện có cho các giếng khoan của người dân đang hoạt động phục vụ cho khoảng 100ha đất nông nghiệp. Ngoài ra, dự án còn đáp ứng mục tiêu nuôi thủy sản, điều tiết lũ đảm bảo an toàn công trình và hạ lưu khu vực, điều hòa không khí, tạo cảnh quan môi trường.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019-2021, tuy nhiên do vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên dự án gia hạn đến năm 2023. Và hiện địa phương cũng đang tăng tốc để hoàn thành dự án theo kế hoạch.

Chủ động duy tu, sửa chữa thường xuyên

Ngoài dự án sửa chữa, đào, nạo vét lòng hồ chứa nước Suối Đầm, nhiều dự án tiêu, thoát lũ khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đang được tích cực triển khai. Đơn cử như dự án nạo vét đoạn suối hạ lưu tràn xả lũ hồ Suối Đầm, bắt đầu từ điểm cuối dự án sửa chữa, đào, nạo vét lòng hồ chứa nước Suối Đầm ra đến sông Thao, thuộc xã Sông Thao, huyện Trảng Bom với chiều dài hơn 2,3km.

Đại diện UBND huyện Trảng Bom - đơn vị được giao chủ trì cho biết, mục tiêu của dự án nạo vét đoạn suối hạ lưu tràn xả lũ hồ Suối Đầm nhằm đảm bảo tiêu thoát nước vào mùa mưa lũ, tránh ngập úng diện tích canh tác lúa khoảng 35ha của 47 hộ dân trong khu vực. Công trình được khởi công xây dựng ngày 30/12/2022, đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Theo ông Vũ Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, đơn vị được giao làm chủ đầu tư một số dự án thủy lợi, nhất là các dự án tiêu thoát lũ. Một trong những dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng là dự án tiêu thoát lũ (thuộc xã Bình Lộc, thành phố Long Khánh) đã phát huy hiệu quả, hạn chế tình trạng ngập lụt, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của khoảng 100 hộ dân khu vực ấp 2. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho các công trình công cộng như trường học, đình, chùa và đường giao thông trong khu vực.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai Trần Đình Minh cho biết, qua kiểm tra thực tế tại một số hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, các địa phương, đơn vị quản lý hồ chứa đã chủ động trong công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên, kiểm tra, phát dọn cỏ cây khu vực công trình; lập hồ sơ kiểm định an toàn các hồ, đập... bảo đảm an toàn công trình thủy lợi phục vụ sản xuất.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm