| Hotline: 0983.970.780

Lớp học xóa mù chữ cho các "đại ca" đang thụ án

Thứ Sáu 21/08/2009 , 11:47 (GMT+7)

Lớp học có hơn 20 học viên, với một gian phòng cấp 4, khá rộng rãi và thoáng mát, được trang bị đầy đủ bàn ghế.

Lớp học xóa mù chữ ở phân trại số 1 Trại giam Gia Trung, Gia Lai

Tại trại giam Gia Trung thuộc Bộ Công an đóng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có một lớp học đặc biệt dành cho các phạm nhân đang trong quá trình thụ án.

Đây là lớp học xóa mù chữ dành cho các đối tượng từng là ''đại ca'' ở ngoài xã hội, phạm tội giết người, cướp của, buôn bán ma túy.

Lớp học có hơn 20 học viên, với một gian phòng cấp 4, khá rộng rãi và thoáng mát, được trang bị đầy đủ bàn ghế cho học viên và thầy giáo. Lớp học đặc biệt này rất trật tự, không một tiếng ồn.

Mặc dù trên mình đang khoác bộ quần áo phạm nhân nhưng ai nấy đều chăm chú lắng nghe thầy giảng bài và nắn nót viết từng chữ trong vở của mình. Thầy đọc trước, trò đọc sau theo tiếng gõ nhịp của cây thước trên mặt bảng và tất cả học viên trong lớp như hướng về một niềm tin trong tương lai tươi sáng.

Lớp học mới mở được khoảng 3 tháng nay nhưng tất cả học viên đều có sự tiến bộ rõ nét trong học tập, ai cũng đều đã đọc được, viết được mặc dù chưa phải là thông thạo.

Vấn đề quan trọng hơn là học viên thông qua việc học chữ, học tập các bộ môn Pháp luật nhà nước đã bắt đầu có những suy nghĩ theo chiều hướng tích cực và số đông đều xác định quyết tâm học là để cho chính bản thân mình.

Y Nê Nê, dân tộc Ê Đer ở Buôn Yung (huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk) năm nay mới 21 tuổi, đã có vợ và 1 con nói: "Trước đây mình mù chữ nên phạm tội vì thiếu suy nghĩ trong hành động, tội của mình thụ án đến 7 năm. Qua thời gian ở trại giam, được lao động, học tập trong tình thương yêu của cán bộ quản giáo nên "cái đầu" của mình cũng đã dần sáng ra. Mình đang quyết tâm học tập tốt, lao động tốt để sớm được về sum họp với gia đình".

Còn Mai Viết Thuận thì tâm sự: "Em ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm nay đã ngoài 35 tuổi nhưng chưa lập gia đình. Từ nhỏ đến lớn em không được học hành vì nhà nghèo, lớn lên kết băng nhóm ăn chơi và cướp giật, bị thụ án đến 15 năm tù. Bây giờ ở trong trại giam, em mới được học chữ và thấy quý giá cho cuộc đời vô cùng. Em sẽ viết thư về và xin lỗi bố mẹ, mong bố mẹ tha thứ cho những lỗi lầm".

Đến nay, trại giam Gia Trung đang có 8 lớp học tại 4 phân trại với tổng số 221 học viên theo học. Mỗi phân trại có 1 lớp xóa mù cho những phạm nhân lớn tuổi và 1 lớp phổ cập tiểu học cho những phạm nhân ở lứa tuổi vị thành niên. Mỗi tuần học viên lên lớp 3 buổi học văn hóa theo đúng chương trình học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ban Giám thị đã phối hợp với trường tiểu học Đắk Tà Lei (xã Hà Ra, huyện Mang Yang) tập huấn khâu soạn giáo án và phương pháp giảng dạy cho những phạm nhân có trình độ và đang được cải tạo tốt để dạy lại cho học viên các lớp.

Kết thúc của mỗi khóa học, Ban Giám thị cùng với các thầy cô giáo ở trường kiểm tra chất lượng học tập và cấp chứng chỉ cho từng học viên.

Thượng tá Trần Hoàn Quang, giám thị trại giam Gia Trung khẳng định: Việc mở lớp dạy văn hóa cho phạm nhân trong trại là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân trở thành công dân tốt. Hầu hết các phạm nhân ở Gia Trung đều yên tâm lao động và học tập tốt với niềm mong ước sớm trở về đoàn tụ với gia đình và trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm