| Hotline: 0983.970.780

Lũ san phẳng gần 9.000 ha nuôi trồng thủy sản, dân còn gì ngoài đống nợ

Thứ Bảy 01/10/2022 , 22:19 (GMT+7)

Thiên tai đang đày đọa người dân Nghệ An trên nhiều phương diện, riêng những hộ nuôi trồng thủy sản chìm trong đống nợ, của nả trôi theo sóng nước mênh mông.

Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm tại đất biển Nghệ An chịu thiệt hại nặng nề trong đợt thiên tai lần này. Ảnh: VK.

Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm tại đất biển Nghệ An chịu thiệt hại nặng nề trong đợt thiên tai lần này. Ảnh: VK.

Những ngày qua mưa lớn không ngừng gia tăng mức độ thiệt hại trên địa bàn Nghệ An. Là tỉnh lắm núi nhiều sông, đồng bằng rộng khắp thành thử tần suất càn quét của thiên tai lan nhanh trên phạm vi rộng, trải từ non cao xuống tận đất biển. Đợt mua lũ này ngành nông nghiệp Nghệ An điêu đứng thực sự, không chỉ thiệt hại nặng về cây trồng (khoảng 15.000 ha lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả…), vật nuôi (trên 154.000 con gia súc, gia cầm), ngành nghề nuôi trồng thủy sản cũng chung tình cảnh.

Bão lũ hung dữ làm hư hỏng nặng nhiều hệ thống nuôi. Ảnh: Việt Khánh.

Bão lũ hung dữ làm hư hỏng nặng nhiều hệ thống nuôi. Ảnh: Việt Khánh.

Qua ghi nhận thực tế ở các vùng nuôi trọng điểm, rải khắp các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai… diện tích ao nuôi bị ngập lên đến hơn 8.876 ha, đồng nghĩa số đông người dân bám nghề này đang lâm vào tình cảnh bi đát khốn cùng, đặc biệt có nhiều trường hợp chính thức vỡ nợ, họ gần như không còn cơ hội để tái đầu tư.

Đất biển Quỳnh Lưu những ngày này không khí trầm lắng não nề, riêng các hộ nuôi tôm thì buồn thê thảm, chung quy nhà nào cũng chịu cảnh mất mát khi thiên tai ập về. Qua nắm bắt toàn huyện có trên 2.000 ha nuôi trồng thủy sản, bao gồm 1.635 ha nuôi nước ngọt, 460 ha nuôi tôm, 70 – 80 ha ngao. Vừa qua nước lũ tràn về làm ngập trắng băng tất thảy, gần như không bỏ sót bất kỳ diện tích nào.

Xót tiền xót của, xót công sức bỏ ra, người nuôi tôm tại Quỳnh Lưu thực sự buồn bã với thực trạng lúc này. Ảnh: Việt Khánh.

Xót tiền xót của, xót công sức bỏ ra, người nuôi tôm tại Quỳnh Lưu thực sự buồn bã với thực trạng lúc này. Ảnh: Việt Khánh.

Đang loay hoay, hì hục vớt số tôm “sót”, thấy bóng người lạ, anh Trần Văn Thuyên, một chủ đầm có tiếng ở đất Quỳnh Thanh chẳng buồn hỏi han. Thấu hiểu cảnh người mất của, tôi chủ động lên tiếng trước: “Đợt này anh vất vả quá".

Chạm đúng nỗi lòng, lúc này anh Thuyên mới cởi mở hơn đôi chút. Nhâm nhi ngụm trà nóng, anh bộc bạch: “Quy mô nuôi tôm của gia đình lên đến 2,3 ha, gồm 6 đầm nuôi, còn lại là diện tích hồ chứa và ương gièo. Nghề nuôi tôm tiêu tốn bạc tỷ, tổng chi phí đổ vào đây đã ở ngưỡng 3,5 tỷ đồng, bao gồm cả tiền đất, ấy thế nhưng gần như không có lãi, đặc biệt trong vòng 3 – 5 năm trở lại đây.

Anh Thuyên, hộ nuôi tôm có tiếng trên đất Quỳnh Thanh chất chồng nỗi suy tư. Ảnh: Việt Khánh.

Anh Thuyên, hộ nuôi tôm có tiếng trên đất Quỳnh Thanh chất chồng nỗi suy tư. Ảnh: Việt Khánh.

Mưa bão đợt này tràn về quá nhanh, nước lập đỉnh chỉ thua kém chút đỉnh trận lũ lịch sử năm 2013, dù đã chủ động be bờ, đắp đập nhưng nước lên quá cao thành ra vô ích. Tôm nuôi tràn ra ngoài rất nhiều, số ít sót lại trong ao cũng không sống nổi khi nước ngọt hòa vào làm thay đổi môi trường sống. Từ đêm 28, rạng sáng 29/9 gia đình tranh thủ đưa lồng kéo nốt số tôm sót, hì hục mãi chỉ được 5 tạ tôm. Vụ này chung quy thiệt hại trên 200 triệu đồng.

“Trước gia đình tôi là đại lý chuyên cung cấp các mặt hàng phục vụ ngành nghề nuôi tôm trên địa bàn xã Quỳnh Thanh và các vùng lân cận. Hàng bán ra nhưng tiền không thu về đầy đủ, thấy không ổn đến năm 2018 chính thức dừng kinh doanh mặt hàng này. Nghề nuôi tôm không bở ăn, đến 99% số hộ cắm sổ đỏ ngân hàng mới có vốn để đầu tư”, anh Thuyên chia sẻ về nghề.

Vật dụng phục vụ nuôi tôm vứt lỏng chỏng cho thấy sự ngán ngẩm đã lên đến đỉnh điểm. Ảnh: VK.

Vật dụng phục vụ nuôi tôm vứt lỏng chỏng cho thấy sự ngán ngẩm đã lên đến đỉnh điểm. Ảnh: VK.

Thiệt hại, mất mát ấy là tình cảnh chung nhưng số đông người nuôi quả quyết “đau hơn cả là gia đình ông Trần Văn Thường”. Không chỉ đất Quỳnh Thanh mà khắp dải biển Nghệ An cũng biết tiếng ông Thường “Tỉnh”. Giờ đây sau 5 lần 7 lượt thua lỗ triền miên, xem ra đã chạm đến đỉnh điểm của 2 từ “bi đát”.

Ông Thường trầm ngâm kể sự đời: “Làm nhiều thua nhiều, gia đình tôi có hơn 3 ha ao nuôi với tổng cộng 20 ao đầm, vừa qua thả tôm giống 10 hồ nhưng tất cả đã là con số không. Tính sơ sơ nuôi tôm đợt này thiệt hại hơn 140 triệu đồng, mất thêm 100 con cá koi kích cỡ lớn, hao tổn hơn 200 triệu nữa, chưa kể những chi phí khác. Làm vụ nào thua lỗ vụ đó, năm này qua năm khác dư nợ chất chồng không thể thanh toán nổi, nghề này bạc bẽo quá”.

Sau hơn 10 năm bám trụ với nghề, số nợ của ông Thường 'Tỉnh' đã chạm đến 7 tỷ đồng. Ảnh: VK. 

Sau hơn 10 năm bám trụ với nghề, số nợ của ông Thường "Tỉnh" đã chạm đến 7 tỷ đồng. Ảnh: VK. 

Nợ trong nợ ngoài loanh quanh 7 tỷ đồng, thực tâm gia đình tôi không còn khả năng trả nợ. Tài sản bán tống bán tháo hết cả rồi, xe tải, xe con, đến cả chiếc xe máy đều bán sạch, giờ chỉ còn độc căn nhà này đang trong diện cầm cố ngân hàng, nếu bán được cũng bán nốt, thanh toán bớt nợ nần cho nhẹ đầu. Ngay cả ao đầm nuôi, nếu được giá cũng bán”, ông Thường chua xót.

Đến bao giờ không khí u uất mới thôi đeo bám nghề nuôi tôm tại Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Đến bao giờ không khí u uất mới thôi đeo bám nghề nuôi tôm tại Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…