| Hotline: 0983.970.780

Lúa Japonica “đổ bộ” miền núi phía Bắc

Thứ Ba 05/06/2012 , 10:59 (GMT+7)

Có nguồn gốc vùng ôn đới, nên giống lúa Japonica thích hợp với vùng khí hậu cận ôn đới, khả năng chịu lạnh tốt...

Giống lúa Japonica có nguồn gốc từ các nước ôn đới được các nhà khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo, cho ra đời một số giống: ĐS1, ĐS2, ĐS3, J01, J02, J03… Sau khi được cấy rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các giống Japonica đang “đổ bộ” lên miền núi phía Bắc bằng những ưu thế vượt trội…

Giống lúa Japonica du nhập vào Việt Nam bằng con đường không chính thức, sau nhiều năm nghiên cứu, chọn tạo GS.TS Hoàng Tuyết Minh cho ra đời giống lúa ĐS1, đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia. GS.TS Đỗ Năng Vịnh cũng chọn tạo thành công giống lúa Japonica1 (J01). Sau 2 giống trên, một loạt giống lúa ĐS2, ĐS3, J02, J03… nối tiếp nhau ra đời mang thương hiệu Việt Nam. Các giống lúa này đang được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương: Hưng Yên, Thái Bình, Hoà Bình, Hà Nội, Nam Định...

Có nguồn gốc vùng ôn đới, nên giống lúa Japonica thích hợp với vùng khí hậu cận ôn đới, khả năng chịu lạnh tốt, sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ thấp từ 12- 150C, chịu thâm canh, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, thời gian sinh trưởng từ 120-150 ngày, năng suất trung bình 60-75tạ/ha đối với ĐS1, 64-66 tạ/ha đối với J01. Chất lượng gạo ngon, phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào vùng cao trên diện tích ruộng một vụ và hai vụ.

Vụ mùa 2009 Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) đưa một số giống lúa Japonica: ĐS1, J01 vào SX thử ở các xã vùng cao Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La... Tiếp đến vụ xuân năm 2010 giống lúa ĐS1 được trồng ở các xã vùng cao Yên Bái như Sơn Lương, Gia Hội, Nậm Búng (Văn Chấn), Nậm Có (Mù Cang Chải), Hát Lừu (Trạm Tấu) với diện tích trên 50 ha. Tham gia cấy giống Japonica có gần 300 hộ thuộc các dân tộc: Thái, Mông, Tày trình độ canh tác và điều kiện thổ nhưỡng khác nhau nhưng kết quả thu được vượt ngoài dự kiến.


TS Lê Quốc Thanh, GĐTT Chuyển giao công nghệ & KN giới thiệu về giống lúa ĐS1 và J01 cấy trên đất Phù Nham

Đối chứng với các giống lúa lai: Nhị ưu 838, Q.ưu số 1, Tạp giao 1…thì giống ĐS1 có khả năng chống chịu được sâu bệnh: rầy nâu, đạo ôn, khô vằn, bạc lá… Chiều cao cây từ 95-105 cm, khóm to cây cứng khả năng chống đổ tốt. Bông tuy ngắn, nhưng hạt to, sít hàng nên năng suất tương đương với các giống lúa lai. Giống J01 thời gian sinh trưởng từ 120-125 ngày, ngắn hơn so với ĐS1, bông dài, hạt to, tỷ lệ hạt chắc đạt trên 85% nên năng suất cao hơn giống ĐS1.

Với đặc tính sinh học chống chịu được lạnh cao nên giống Japonica rất phù hợp với vụ xuân, nhất là khu vực miền núi nhiều năm rét đậm kéo dài, nhiều giống lúa lai chết rét. Vụ xuân 2012, Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông đã mở rộng mô hình cấy giống ĐS1, J01 trên diện tích 112 ha xã Phù Nham huyện Văn Chấn, 150 ha ở xã Hạt Lừu, huyện Trạm Tấu.

Ông Nguyễn Văn Duyên Chủ tịch xã Phù Nham cho biết: Phù Nham với diện tích 295,1 ha ruộng, do nằm giữa lòng chảo Mường Lò cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. SX vụ xuân vô cùng khó khăn do rét đậm kéo dài, năm 2009 Phù Nham cấy 5 ha tại thôn bản Loọng và bản Ten, năng suất đạt 68 tạ/ha. Do khả năng chịu lạnh tốt, năng suất cao nên năm 2011 bà con cấy cả hai vụ xuân và mùa, với tổng diện tích 40 ha, năng suất đều đạt trên 60 tạ/ha. Ngoài ra giống J01 cũng được cấy trên diện tích 5 ha. Vụ xuân 2012 xã Phù Nham cấy 112 ha giống lúa ĐS1 và J01, năng suất dự kiến 66 tạ/ha là chắc chắn. Với giống lúa đặc sản này chúng tôi mong muốn nhà nước tạo điều kiện cho người dân tiêu thụ sản phẩm...

GS.TS Hoàng Tuyết Minh: Thống kê chưa đầy đủ, các giống lúa ĐS1, J01 đang được cấy rộng khắp ở các tỉnh miền Bắc từ Thanh Hoá trở ra. Diện tích ĐS1 gần 100.000 ha, J01 khoảng 1.000 ha. Sau ĐS1, J01 chúng ta có thêm các giống ĐS2, ĐS3, J02, J03... Màu xanh của giống lúa Japonica đã phủ khắp nơi. Với bộ giống lúa tốt như vậy cá nhân tôi cũng như tác giả của các giống lúa trên mong sao Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông cũng như các địa phương nhanh chóng đưa xuống ruộng đồng, để bà con nông dân được hưởng thành quả khoa học, nâng cao thu nhập…

Cuộc “đổ bộ” của giống lúa Japonica lên miền núi, nhất là các huyện vùng cao mỗi năm một tăng. Năm 2010 huyện Trạm Tấu cấy 5 ha, năm 2011 diện tích tăng lên 15 ha đến vụ xuân 2012 diện tích vượt lên 150 ha, xã Hát Lừu cấy toàn bộ bằng giống ĐS1. Giải thích vì sao diện tích lúa Japonica tăng đột biết như vậy, ông Vũ Quỳnh Khánh- Bí thư huyện uỷ cho biết: Diện tích giống lúa Japonica tăng nhanh ở Trạm Tấu là do giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên năng suất rất cao. Nếu hai vụ trước huyện phải hỗ trợ giống và phân bón thì vụ xuân năm nay chỉ hỗ trợ giống...

Do giá lúa cao lại dễ bán, nên nhiều địa phương của tỉnh Yên Bái đã cấy Japonica cả hai vụ xuân và vụ mùa, diện tích cả hai vụ từ 700-900 ha. Đồng bào vùng cao của tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên… bắt đầu biết tới giống lúa Japonica. Gạo ĐS1, J01 của Yên Bái được một số Cty kinh doanh lương thực đưa vào nhiều siêu thị ở Hà Nội.

GS.TS Đỗ Năng Vịnh khao khát: Để phát triển nhanh diện tích giống lúa Japonica ở các tỉnh miền núi nhà nước cần có cơ chế chính sách tạo cơ hội cho người dân tiếp cận và mở rộng diện tích cấy các giống lúa này hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài nhập các giống lai giá vừa đắt lại không chủ động. Trong tương lai không xa, giống lúa Japonica sẽ trở thành đặc sản có thương hiệu “Gạo núi Japonica” mà người tiêu dùng hướng tới…

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Siết quản lý sâu đầu đen hại dừa

UBND tỉnh Bến Tre vừa có công văn yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường các biện pháp quản lý sâu đầu đen hại dừa trước dấu hiệu gia tăng.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất